Blog nhân sự

Xung đột trong công việc

Một con đại bàng đuổi bắt một con thỏ rất nhút nhát và hiền lành. Con thỏ cầu cứu một con bọ cánh cứng. Khi đại bàng đến gần, bọ cánh cứng tìm cách xua không cho đại bàng bắt con thỏ. Nhưng bọ cánh cứng quá nhỏ bé và hành động phản kháng của nó quá yếu ớt nên đại bàng dễ dàng vồ lấy con thỏ và ăn tươi nuốt sống con mồi ngay. Bọ cánh cứng cũng không thể quên được hành vi độc ác đó nên nó tìm cách leo lên tổ của đại bàng để trả thù bằng cách phá hỏng các quả trứng ở đó.

Khi phát hiện ra trứng bị phá, đại bàng đến cầu cứu thần Jupiter và xin một chỗ an toàn để cất giấu trứng. Jupiter cho phép nó đặt các quả trứng trong lòng của mình để tiện bảo vệ. Ai ngờ bọ cánh cứng tinh quái hơn, nó lấy rác rưởi dơ bẩn bó thành một quả cầu giống như quả trứng đại bàng và tìm cách đặt vào lòng thần Jupiter. Khi Jupiter nhìn thấy quả cầu bằng rác rưởi dơ bẩn, ông ta đứng dậy, phủi nó ra khỏi áo của mình và vô tình phủi luôn cả các quả trứng đại bàng. Về sau, đại bàng không bao giờ đẻ trứng vào mùa có bọ cánh cứng nữa…

Quay lại chuyện xung đột giữa nhân viên, có thể thấy các nguyên nhân xung đột thông thường đến từ sáu nhóm sau:

  • Sự hỗ trợ của bộ phận hậu cần.Từ việc cung cấp văn phòng phẩm không kịp thời đến việc máy móc văn phòng, máy tính trục trặc.
  • Nhu cầu liên quan đến nhân viênGánh nặng chi phí của doanh nghiệp khiến chủ doanh nghiệp buộc các nhân viên phải xử lý khối lượng công việc lớn hơn, căng thẳng hơn. Trong môi trường như vậy, chỉ một bất đồng nhỏ cũng có thể là mồi lửa để bùng lên một xung đột.
  • Phân phối công việc.Việc phân phối công việc chỉ cần chênh nhau một chút là có xung đột. Thông thường, khối lượng công việc nặng hơn lại đổ dồn về phía những nhân viên làm việc tốt hơn.
  • Khen thưởng và đãi ngộ.Đây là gốc rễ của nhiều cuộc xung đột vì nhân viên thường so sánh lương thưởng của họ với nhau.
  • Đối đầu và cạnh tranh giữa nhân viên.iệc trao quyền cho cấp dưới là việc tốt, nhưng nếu để quyền điều hành công việc của những người được trao quyền bị chồng lấn lên nhau thì cũng dễ dẫn đến xung đột.
  • Xung đột về tính cách.Nhân viên đến từ nhiều địa phương khác nhau, có trình độ văn hóa cũng khác nhau nên trong khi làm việc chung có thể xảy ra xung đột.

Có năm cách hóa giải xung đột và có thể tóm tắt như sau:

    • Bỏ qua và quên đi Nhiều người lựa chọn cách không đối đầu, muốn bỏ qua mâu thuẫn và cố quên đi. Tránh những hiểu lầm hoặc làm dịu lại bầu không khí tại nơi làm việc là cách tiếp cận khôn ngoan.
    • Cả hai bên cùng thắng Một ví dụ cổ điển mà Stephen Covey đã kể là nếu hai người tranh giành nhau một quả cam thì giải pháp cả hai cùng thắng không phải là chia đôi nó ra, mà một người lấy phần nước, người kia lấy phần còn lại.
    • Quyết đoán. Đôi khi, trong giải quyết xung đột, nếu mềm mỏng quá thì có thể hỏng việc. Cách giải quyết bình tĩnh và cứng rắn khi đó lại tỏ ra có tác dụng..
    • Giải pháp sáng tạo. Ví dụ một nhân viên có thể đề nghị cho phép đổi hướng đặt máy tính của mình cho phù hợp. Nếu cấp trên tinh ý, đồng ý cho đổi hướng hoặc xếp lại bàn ghế thì đó là một giải pháp tốt, không phải sự nhân nhượng.
    • Lắng nghe tích cực. Khi một khách hàng đến khiếu nại thì việc chú ý lắng nghe và ghi nhận ý kiến của khách hàng sẽ làm giảm ngay căng thẳng và sự bất mãn của người đó. Để tránh xung đột có thể tiếp nối thì cách ngăn chặn là hứa và sửa sai ngay.

Trương Chí Dũng, R&D Director, Le & Associates Company

Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.