Blog nhân sự

Xây dựng mối quan hệ quan trọng như thế nào?

Bản dịch thuộc về Le & Associates
Nguồn: SHRM
©Society for Human Resource Management 2020

Trên lý thuyết, ai ai cũng đều hiểu rõ xay dung quan he nơi công sở có ảnh hưởng như thế nào tới sự nghiệp và công việc của mình. Ví dụ như có quan hệ tốt với cấp trên/đồng nghiệp khiến hiệu suất tăng cao, tinh thần vui vẻ. Các lợi ích thường là gia tăng sự tín nhiệm, trách nhiệm, được đề bạt, chú ý, cơ hội thăng tiến…

Thực tế tồn tại những tình huống “oái ăm” khiến người trong cuộc nhiều khi chỉ biết “ngậm ngùi cho qua” nhưng chỉ nhờ nỗ lực gầy dựng mối quan hệ tốt đẹp với một đồng nghiệp mà mọi chuyện đều được tháo gỡ nhanh chóng. Ví như trường hợp sau đây của bà Phyllis Hartman – Chủ tịch, nhà sáng lập công ty tư vấn nhân sự PG.

>>Xem thêm các video khác

Tóm lược bài chia sẻ:

  • Chào, tôi là Phyllis Hartman.
  • Chủ tịch và sáng lập công ty tư vấn nhân sự PG ở Pittsburgh, Pennsylvania.
  • Khi ngẫm nghĩ lại về chặng đường HR của mình, một trong những sự kiện nổi bật nhất xảy ra ở giai đoạn giữa sự nghiệp của tôi.
  • Lúc đó tôi làm nhân sự được 12 năm, đang làm cho một hiệp hội, và cảm thấy mình cần phải thử sức điều gì đó lớn lao hơn.
  • Tôi ở vị trí quản lý tuyển dụng và đào tạo nhưng tôi muốn thăng tiến hơn thế nữa. Tôi muốn được ở cấp bậc cao hơn.
  • Tôi bắt đầu tìm kiếm xung quanh, cuối cùng được nhận vào một công ty sản xuất nhỏ ở Pittsburgh.
  • Lúc đầu, tôi từ chối cuộc phỏng vấn vì nghĩ rằng mình không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất. Nhưng sau đó, tôi đã bị thuyết phục bởi người phụ nữ sắp rời khỏi vị trí đó để đến phỏng vấn.
  • Tôi tới công ty, có cảm tình ngay với nơi này và chấp nhận lời đề nghị làm việc.
  • Lý do tôi đồng ý công việc này là vì chủ tịch công ty đã nói rằng ông ấy muốn một người làm nhân sự có chiến lược.
  • Giám đốc HR là chức danh, và là cấp bậc công việc tôi mong muốn.
  • Ông ấy bảo rằng: “Tôi muốn ai đó có thể giúp tôi về chiến lược trong tổ chức.”
  • Nghe thật hào hứng. Tới khi tôi đi làm, ông ấy càng củng cố kỳ vọng dành cho tôi tham gia vào chiến lược công ty bằng cách đưa tôi vào ban quản lý điều hành. Chúng tôi gặp gỡ hàng tuần với những giám đốc khác, phó chủ tịch, chủ tịch, và hoàn thành rất tốt công việc.
  • Sau 4 tháng làm việc, tôi cảm thấy khá ổn.
  • Tôi đã rất chăm chỉ học hỏi về ngành sản xuất bằng cách làm quen với những quản lý, giám đốc khác.
  • Tôi thường xuyên gặp họ, xin lời khuyên nhằm giúp tôi hiểu công việc, nhu cầu của mỗi người là gì. Và vì HR chưa phải là một bộ phận đã định hình, tôi cố giúp họ hiểu rõ những thứ tôi có thể làm, cho nên mọi chuyện tiến triển rất tốt.
  • Tôi rất hài lòng với công việc.
  • Một ngày nọ, sếp đến văn phòng của tôi và bảo: “Tôi cần cô chuẩn bị các báo cáo và tài liệu cho cuộc họp kế hoạch chiến lược của chúng ta.”
  • Tôi gật đầu và ghi chú lại.
  • Ông ta nói thêm về những việc cần làm.
  • Tôi hỏi: “Thế hạn chót là bao giờ?” thì ông ấy trả lời: “Chúng tôi sẽ họp bên ngoài văn phòng”
  • Tôi trả lời “Được thôi. Địa điểm là ở đâu nhỉ?”
  • Ông ấy ngừng lại, nhìn tôi rồi nói “Rất tiếc, cô sẽ không đi với chúng tôi”. Tôi hỏi ngược: “Ồ, tại sao lại không chứ?”
  • “Ôi, toàn là đàn ông, cô làm ở đây cũng đủ lâu rồi, tôi nghĩ là cô biết bọn họ vẫn chưa quen với HR chứ nhỉ”- à vâng, tôi là nữ giám đốc duy nhất.
  •  “Và chúng tôi sẽ vừa chơi golf vừa bàn chuyện kinh doanh nên tôi không nghĩ cô tham gia chuyện này là thích hợp.”
  • Vậy nên, rõ ràng là tôi không thể thay đổi ý định của ông ta, tôi cho qua và khi ông ấy ra khỏi phòng, tôi thầm nghĩ để xem tình hình diễn tiến như thế nào, nhưng tôi có lẽ nên tìm công việc khác sớm.
  • Thời gian trôi qua, tôi vẫn tiếp tục làm việc tại đó, mọi người dần tìm đến tôi xin lời khuyên khi có vấn đề về nhân sự.
  • Năm tiếp theo, ông ấy lại ghé văn phòng của tôi và nói: “Tôi cần cô chuẩn bị các báo cáo và tài liệu cho cuộc họp kế hoạch chiến lược của chúng ta.”
  • Tôi dạ vâng rồi ghi chú lại.
  • Rồi ông ta cũng bảo tôi các công việc cần làm, tôi hỏi: “Chúng ta sẽ đi đâu năm nay đây?”
  • Thì ông ta cũng ngừng và trả lời: “Ồ cô sẽ không đi đâu”
  • Lúc này tôi đáp: “Ồ, tôi đã từng nghĩ ông thuê tôi để làm việc với chiến lược, tôi nghĩ là tôi đang làm rất tốt. Nếu vậy thì lý do tôi không được tham gia cuộc họp là gì?”
  • “Chúng tôi sẽ bàn bạc về chiến lược công ty”
  • “Chúng ta đã luôn bàn bạc trong các cuộc họp thường nhật rồi”
  • “Tôi chỉ nghĩ là sẽ không hay lắm, tôi nghĩ họ sẽ không thoải mái khi có HR ở đây, và chúng tôi sẽ chơi golf, nói chuyện phiếm…”
  • Giả định của ông ấy là tôi không chơi golf, trong khi thực ra tôi biết chơi, chỉ là không giỏi thôi, nhưng tôi có chơi.
  • Tôi đành chấp nhận. Tôi cảm thấy khó thay đổi được suy nghĩ đó, nên khi ông ta đi khỏi, tôi bắt đầu làm báo cáo và lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp. Khoảng 15 phút sau, chuông điện thoại tôi reo lên.
  • Là ông ấy, nói rằng: “Tôi cứ liên tục suy nghĩ về nó, tôi nghĩ cô có lý. Cô nên tham gia buổi họp chiến lược. Chúng ta nên có sự hiện diện của HR tại đó.”
  • Tôi đáp: “Tốt quá, thật tuyệt!”
  • Tôi cố không nhảy cẫng lên vì không  muốn làm ông ấy phát hoảng.
  • Nhưng ông ấy nói tiếp: “Liên hệ với trợ lý của tôi, cô ấy sẽ cho cô thông tin địa điểm và số phòng.” Đại loại là vậy và tôi bảo: “Được thôi, tôi biết rồi.”
  • Ông ấy có vẻ rất vui.
  • Tôi nghĩ tôi vừa làm được một chuyện đáng kinh ngạc.
  • Vài phút sau, có tiếng gõ cửa, tôi bảo: “Mời vào”
  • Đó là giám đốc vận hành. Tôi và anh ấy hợp tác rất tốt với nhau, anh ấy phụ trách đa số nhân viên trong công ty, tôi nghĩ nhận ra được giá trị đúng đắn đã chứng minh cho anh ấy thấy giá trị của HR.
  • “Tôi biết cô sẽ tham dự cuộc họp chiến lược kỳ này”, tôi ngạc nhiên: “Đúng vậy, mà sao anh biết?”
  • Anh ấy kể rằng: “Rick đã đến chỗ tôi thông báo là cô sẽ không đi”. Tôi có nói: “Nếu Phyllis không đi, tôi cũng sẽ không đi.”
  • Tôi ồ lên cảm kích và đó là khoảnh khắc tôi nhận ra: Mặc dù tôi cố gắng xây dựng mối quan hệ với những quản lý để học hỏi thêm và cũng để đảm bảo hỗ trợ tốt cho họ trong các vấn đề về nhân sự, tôi cũng xây dựng được 1 đồng minh, một người “bênh vực”.
  • Và nhiều năm sau đó – 4 năm kế tiếp khi tôi làm việc trong công ty này, rất nhiều lần các quản lý, giám đốc khác cung cấp thông tin hoặc tìm đến tôi khi có sự cố, chứng tỏ giá trị của việc xây dựng mối quan hệ.
  • Hiểu biết về doanh nghiệp là cần thiết để trở thành một chuyên viên nhân sự giỏi.
  • Nhưng vun đắp cho các mối quan hệ với những người quản lý, để họ hiểu và tin tưởng bạn thật sự rất quan trọng.
Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.