Tính cách, năng lực, thái độ của nhân viên có mối quan hệ mật thiết tới sự phối hợp và hiệu quả làm việc của họ như thế nào? Lợi ích của việc sử dụng bài test đánh giá năng lực nhân viên là gì? Đây là điều mà các nhà quản trị ngày càng quan tâm nhằm hướng tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện mối quan hệ giữa nhân sự và chủ doanh nghiệp.

1. Bài test đánh giá năng lực nhân viên là gì?
1.1. Khái niệm bài test đánh giá năng lực
Trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của công nghệ, không có công cụ nào đo lường chính xác năng lực của nhân viên. Các lãnh đạo đánh giá nhân viên một cách thủ công, chủ quan, chủ yếu qua sự quan sát trong quá trình làm việc. Điều đó đôi khi dẫn đến việc thiên vị hay bất công đối với người được đánh giá.
Với kỷ nguyên công nghệ của thời điểm hiện tại đã cho phép chúng ta đánh giá năng lực nhân viên một cách khách quan và hiệu quả hơn. Các bài test đã ra đời với nhiệm vụ là thước đo giúp các nhà tuyển dụng nhận diện được khả năng của ứng viên nhằm tìm ra được mảnh ghép mà doanh nghiệp còn thiếu.

1.2. Tại sao phải đánh giá nhân viên?
Lợi ích của việc đánh giá nhân viên được thể hiện qua sự quan sát kết quả công việc của nhân viên. Bài test được xây dựng dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp nhằm đem lại cái nhìn tổng quát về khả năng xử lý, kỹ năng và trình độ chuyên môn của nhân viên trong quá trình làm việc của họ. Ngoài ra, bài test đánh giá năng lực nhân viên cũng cần thiết trong tuyển dụng để chọn ra ứng viên phù hợp nhất, giúp nhà tuyển định xác định chính xác, khách quan kỹ năng và xu hướng thành công của một cá nhân tại một vị trí cụ thể.
Mức độ và hình thức của bài test sẽ có sự khác biệt tùy vào tính chất của công việc. Trong quá trình làm việc, việc sử dụng bài test đánh giá năng lực nhân viên sẽ giúp nhà tuyển dụng kịp thời cập nhật những thiếu sót của nhân viên; giảm tỷ lệ nhân viên bỏ việc hoặc nhảy việc giữa chừng. Trong quá trình tuyển dụng sẽ căn cứ vào kết quả để so sánh và đánh giá. Nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ thu hẹp danh sách, khai thác những ứng viên tiềm năng nhất và gửi lời mời tham gia phỏng vấn.
2. Tại sao nên sử dụng bài test đánh giá năng lực nhân viên?
2.1. Đảm bảo tính khách quan trong quá trình nhận xét đánh giá nhân viên
Các bài test đánh giá năng lực nhân viên sẽ là cơ hội cho nhà tuyển dụng phát hiện, tận dụng, đo lường những thông tin mà ứng viên chưa thể hiện hết qua hồ sơ ứng tuyển. Đồng thời, những khả năng của người thực hiện bài kiểm tra như khả năng chịu áp lực, tư duy logic,… sẽ được thể hiện chính xác nhất trước nhà tuyển dụng. Nhờ đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khách quan và toàn diện hơn về những điểm mạnh và cả điểm yếu mà ứng viên sở hữu.
2.2. Tiết kiệm thời gian và hiệu quả về mặt chi phí
Các bài đánh giá này giúp doanh nghiệp tìm đúng người dùng đúng việc, thay vì mất thời gian, chi phí đào tạo và thay thế nhân sự trong trường hợp chưa tìm được nhân sự thay thế chính xác cho vị trí ấy.
2.3. Đánh giá sự phù hợp của nhân viên với doanh nghiệp
Các bài kiểm tra đáng tin cậy là những bài được xây dựng và phát triển bởi các đơn vị uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì được xây dựng theo tiêu chuẩn khoa học và cung cấp những thông tin quan trọng, là tiêu chuẩn để các nhà lãnh đạo quan sát mức độ, tiêu chí để xem xét liệu ứng viên thích hợp với doanh nghiệp hay không. L & A có thể mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích này với dịch vụ đánh giá năng lực nhận được nhiều sự quan tâm và tin tưởng của khách hàng trong nhiều năm qua.
Xem thêm: Dịch vụ đánh giá và đào tạo năng lực tại L & A
Doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn mà họ còn đề cao những ứng viên có khả năng hòa nhập, thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc. Kỹ năng ứng biến linh hoạt sẽ là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Nhiều người thường nhầm lẫn rằng doanh nghiệp lựa chọn một ứng viên giàu chuyên môn thay vì ứng viên có khả năng thay đổi bản thân dựa vào hoàn cảnh, nhưng trong thực tế, một ứng viên tiềm năng không phải là người có thành tích nổi bật mà là những ứng viên tuy có ít kinh nghiệm nhưng lại có thái độ và khả năng hợp tác tốt.
2.4. Có kế hoạch đào tạo, phát triển năng lực và tạo sự gắn kết lâu dài
Thông số dữ liệu về năng lực, tính cách của nhân viên sẽ được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá của bài test nhằm nhận diện tiềm năng phát triển của nhân viên. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ có các kế hoạch đào tạo và phát triển để cất nhắc nhân viên lên những vị trí phù hợp. Từ đó, giúp ứng viên phát huy tối đa tiềm năng, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp.
3. Các bài test đánh giá nhân viên phổ biến hiện nay
3.1. Bài test đánh giá dựa vào năng lực hành vi
Bài kiểm tra này được biết đến nhiều với tên gọi bài Trắc nghiệm MBTI. Qua hình thức kiểm tra, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về con người, tính cách, phẩm chất của ứng viên để sắp xếp họ vào vị trí hợp lý nhất.
Mục đích của bài kiểm tra tính cách là nhận diện hành vi và phân loại nhóm tính cách của một người tại nơi làm việc doanh nghiệp bằng cách đánh giá sự hòa hợp với đội nhóm, văn hóa công ty. Việc xác định nhóm tính cách của ứng viên giúp cấp quản lý phát triển các cách thức tiếp tiếp cận và quản lý, tạo điều kiện để nhân viên phát huy khả năng, cũng như có sự định hướng nghề nghiệp, có kế hoạch đào tạo, bố trí phân công công việc và xây dựng đội nhóm hiệu quả.
Xem thêm Các ông chủ biết rõ họ thích gì: 7 hành vi quan trọng phân biệt năng lực của nhà lãnh đạo!
Mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra được thiết kế để ứng viên đưa ra lựa chọn một câu trả lời phù hợp nhất trong số đó. Một điều thú vị là bài kiểm tra này không phân biệt đúng – sai. Cái nhà tuyển dụng quan tâm khi ứng viên thực hiện bài kiểm tra này là liệu quan điểm, thái độ của ứng viên có phù hợp với vị trí công việc và văn hóa công ty hay không.
Cũng với mục đích này, công ty Bridgestone Việt Nam đã ứng dụng công cụ đánh giá tính cách cá nhân Extended DISC do công ty Giải pháp Vốn Nhân Lực Le & Associates cung cấp.
Hệ thống Extended DISC tập trung vào việc giúp các tổ chức thu hẹp khoảng cách giữa vốn nhân lực và khả năng thực thi các mục tiêu kinh doanh, củng cố sự hợp tác giữa nhân sự và chủ doanh nghiệp.
Phát triển từ mô hình DISC truyền thống, mô hình Extended DISC mở rộng đang được sử dụng bởi các công ty hàng đầu trên thế giới không chỉ phân tích hành vi có ý thức mà còn có thể chạm đến hành vi vô thức của con người. Từ đó, cung cấp những công cụ và thông tin có thể giúp:
- Phát triển lãnh đạo
- Xây dựng một lực lượng bán hàng bách chiến
- Ra các quyết định hiệu quả
- Huấn luyện đội ngũ kế thừa
- Thu hút & giữ người tài
- Kết hợp hành vi và năng lực
- Củng cố quan hệ nội bộ
- Quản lý những thế hệ khác nhau tại nơi làm việc
- Giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa
- Tăng sự gắn kết của nhân viên
- Thống nhất chiến lược phù hợp mà không có tranh cãi nội bộ
- Hướng chiến lược cùng với con người để đạt được hiệu quả cao

3.2. Bài kiểm tra đánh giá năng lực tư duy
Bên cạnh kỹ năng mềm, năng lực tư duy của ứng viên cũng là một tiêu chí cốt yếu để nhà tuyển dụng có cách đánh giá, nhận xét phù hợp. Bài kiểm tra năng lực tư duy tập trung chủ yếu vào khả năng tư duy, lý luận và nhận thức, qua đó xem xét về độ phù hợp của kỹ năng mà ứng viên có với kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc đó. Bài kiểm tra năng lực có nhiều dạng khác nhau nhằm đánh giá khả năng xử lý những thông tin khác nhau của ứng viên.
Bài kiểm tra đánh giá năng lực tư duy được thiết kế dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đánh giá chính xác, khách quan tốc độ và khả năng xử lý thông tin của ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể kết hợp một hoặc nhiều các dạng bài test dưới đây:
- Kiểm tra tính toán nhanh
- Kiểm tra khả năng xử lý tình huống
- Kiểm tra khả năng tư duy logic
- Kiểm tra về tư duy biểu đồ
3.3. Bài test đánh giá năng lực chuyên môn
Bài đánh giá phù hợp với mục đích xác nhận kiến thức chuyên môn, năng lực nghiệp vụ cần thiết cho một vị trí cụ thể, giúp đánh giá khả năng hoàn thành những công việc doanh nghiệp yêu cầu. Ví dụ, một người kế toán cần có được kiến thức/kiểm toán, thành tạo tin học văn phòng. Một quản lý nhân sự là người có nền tảng về kiến thức nhân sự, luật lao động và những chính sách trong công ty, bên cạnh đó là những kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, khả năng đọc vị tâm lý ứng viên,…
Trải nghiệm Bài đánh giá phân tích hành vi Extended DISC tại L & A
Ngoài ra, năng lực chuyên môn của ứng viên/nhân viên còn thể hiện qua chứng chỉ, bằng cấp mà ứng viên có/bắt buộc phải có theo quy định của pháp luật (tùy thuộc vào đặc thù công việc). Doanh nghiệp phát triển bộ câu hỏi đánh giá liên quan đến kinh nghiệm, chuyên môn, năng lực hành nghề tùy theo yêu cầu vị trí công việc. Trong quá trình hoạt động, bộ câu hỏi còn có sự điều chỉnh để phù hợp với từng thời điểm công việc.
Bài test đánh giá năng lực chuyên môn hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến và là một phần không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng. Nhưng liệu có dễ dàng cho những doanh nghiệp muốn “thu phục” những ứng viên tiềm năng nhưng lại chưa có kinh nghiệm với các dạng bài test đánh giá ứng viên, không thể hiểu rõ được ưu nhược điểm của bài test đánh giá?
Vậy việc sử dụng bài test đánh giá năng lực nhân viên từ bên thứ ba kết hợp cùng phần mềm quản lý hiệu suất sẽ là sự kết hợp không thể tuyệt vời hơn với những doanh nghiệp muốn tối ưu hiệu suất lao động của nhân viên, cải thiện kết quả kinh doanh của tổ chức.
4. Bài test đánh giá năng lực nhân viên kết hợp cùng phần mềm quản lý hiệu suất như thế nào?
Phần mềm quản lý công việc không còn xa lạ trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp lớn hiện nay. Mỗi doanh nghiệp đều cần trang bị cho mình một phần mềm quản lý hiệu suất vì:
- Đối với nhân viên: Mỗi cá nhân khác nhau đều có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau. Phần mềm quản lý hiệu suất sẽ giúp cho người thực hiện công việc biết rằng công việc đang tiến hành đến đâu, và phải cần đạt kết quả như thế nào?
- Đối với cấp quản lý: Phần mềm quản lý hiệu quả công việc hữu ích cho các nhà quản lý trong công tác kiểm tra tiến độ, năng suất và chất lượng công việc của các nhân viên.
Bài test đánh giá năng lực nhân viên kết hợp cùng phần mềm quản lý hiệu suất sẽ là tổ hợp hoàn hảo giúp doanh nghiệp xúc tiến, tối ưu hiệu quả quy trình quản lý công việc:
- Quản lý đồng bộ hệ thống dữ liệu
- Báo cáo tiến độ công việc
- Giám sát quá trình làm việc của nhân viên
- Giao việc cho nhân viên
Việc đánh giá năng lực kết hợp cùng ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hiệu quả công việc sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát mục tiêu công việc và tương tác hai chiều thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả và bám sát hơn với mục tiêu chung, không ngừng cải thiện hiệu quả kinh doanh của tổ chức.
Trong thực tế cho thấy có nhiều lý do mà bạn không nên bỏ qua phần mềm quản lý hiệu suất:
- 20% nhân viên tin rằng cách quản lý hiệu quả làm việc hiện nay thúc đẩy họ làm việc vượt trội
- 73% lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu tin cần cải thiện quản lý hiệu quả làm việc.
- 94% CEO tin rằng ứng dụng công nghệ vào quản lý hiệu quả làm việc sẽ cải thiện kết quả kinh doanh của công ty.
Người ta hay ví sự mất kiểm soát của tổ chức nếu không có sự chỉ huy hợp lý như là “rắn mất đầu”. Việc sắp xếp công việc giống như việc xây một căn nhà, căn chỉnh viên gạch vào những vị trí phù hợp mới tạo nên ngôi nhà vững chắc. Một công việc nào đó đều cần phải có sự chỉ đạo để có thể sắp xếp mọi thứ vào đúng với vị trí phù hợp. Vì vậy, bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp đều cần thiết lập một quy trình quản lý hiệu quả.
Quy trình quản lý công việc hiệu quả không còn là vấn đề khi nhà quản lý nắm bắt được những yếu tố cơ bản, cũng như biết ứng dụng phần mềm quản lý công việc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Phần mềm Quản lý hiệu quả công việc SKALE PERFORMANCE – được thiết kế bởi đơn vị thành viên của L & A – Skale, được khách hàng đánh giá cao nhờ dịch vụ chất lượng, thiết kế đẹp, thân thiện, tiết kiệm thời gian với các tính năng hiện đại giúp người dùng có thể nâng cao quy trình quản lý công việc.
Bài test đánh giá năng lực nhân viên là công cụ quan trọng góp phần đánh giá chính xác và xây dựng phương án phát triển năng lực phù hợp cho mỗi doanh nghiệp. Vì nguồn vốn nhân lực chính là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được những bước tiến quan trọng trong thành tựu kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm: