Sau gần 03 tháng kể từ ngày Bộ Luật lao động mới có hiệu lực, đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành và có hiệu lực áp dụng. Dưới đây là một số văn bản chính:
[ninja_tables id=”156211″]
- Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm.
- Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động.
- Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động.
- Nghị định 29/2019/NĐ-CP hướng dẫn Khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
- Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương.
- Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương.
- Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ.
- Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình.
- Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.
- Nghị định 41/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 220 của Bộ luật lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.
Dưới đây là một số nội dung mới hoặc bổ sung của Nghị định 145 so với các văn bản trước đây:
1. Bổ sung một số nội dung về xử lý kỷ luật lao động:
- Trong Nội quy lao động phải quy định cụ thể trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với Hợp đồng lao động và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình từ, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
2. Các thay đổi quan trọng về trợ cấp thôi việc:
- Thời gian thử việc vẫn được tính vào thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc.
- Người lao động được chi trả trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo một trong các căn cứ được quy định tại Điều 8 Nghị định 145. Đa số giữ nguyên các căn cứ như các văn bản cũ trừ một số thay đổi, điều chỉnh như sau:
[ninja_tables id=”156213″]
- Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc/mất việc cũng có sự điều chỉnh:
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu (quy định hiện nay là người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (quy định mới).
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định mới)
3. Những điểm mới về nghỉ phép:
- Người lao động được thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ hằng năm mà chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm
- Tiền lương làm căn cứ trả những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.