Tổ chức Zenger Folkman hàng đầu thế giới về phát triển năng lực lãnh đạo vừa giới thiệu phần 1 của ebook “New insights to become an Extraordinary Leader”. Phần 1 đề xuất 12 cách giúp người lãnh đạo cải thiện các yếu tố hoặc hành vi quan trọng để tạo ra hiệu quả đột phá và chuyển đổi từ người lãnh đạo tốt lên kiệt xuất.
Là đối tác chính thức của Zenger Folkman tại Việt Nam, Le & Associates hân hạnh chia sẻ nội dung này để lan tỏa tinh thần học hỏi và phát triển năng lực lãnh đạo giúp các doanh nghiệp vững vàng đối diện với những thách thức đang diễn ra.
Lời khuyên số 1: Quyết định trở thành người lãnh đạo xuất sắc (xem tại đây)
Lời khuyên số 2: Phát triển và bộc lộ phẩm chất cá nhân (xem tại đây)
Lời khuyên số 3: Tham gia các chương trình phát triển bản thân (xem tại đây)
Lời khuyên số 4: Tìm cho mình một huấn luyện viên (coach) (xem tại đây)
Lời khuyên số 5: Xác định thế mạnh của bạn (xem tại đây)
Lời khuyên số 6: Nhận diện điểm yếu của bạn (xem tại đây)
Lời khuyên số 7: Khắc phục điểm yếu chí tử (xem tại đây)
Lời khuyên số 8: Mở rộng phạm vi trách nhiệm công việc của bạn (Xem tại đây)
Lời khuyên số 9: Học hỏi từ những hình mẫu lãnh đạo tiêu biểu (Xem tại đây)
Lời khuyên số 10: Học từ sai lầm và những trải nghiệm (Xem tại đây)
Lời khuyên số 11: Tìm kiếm cơ hội cho và nhận phản hồi hiệu quả
Hầu hết các tổ chức không làm tốt việc đưa ra các ý kiến đánh giá – bất kể chức vụ hay bộ phận. Để nhận được những lời nhận xét hữu ích, bạn cần đề nghị một cách chân thành.
Qúa trình học hỏi và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào các feedback để duy trì hiệu quả. Thường có một khoảng cách lớn giữa việc các lãnh đạo nhìn nhận bản thân và cấp dưới nhìn nhận họ. Cách tốt nhất để rút ngắn khoảng cách này chính là feedback. Có nhiều rào cản lớn đối với việc feedback tồn tại bên trong các tổ chức. Tin tốt là khi tôi nhận được thông tin “khó nuốt” về bản thân, tôi sẽ tích cực thay đổi cách hành xử hơn là thay đổi cách tôi nhìn nhận chính mình. Đó là sức mạnh đến từ feedback.
Các cấp dưới được cho là phù hợp nhất để đưa ra lời nhận xét, và khi được hỏi, quá trình này sẽ tạo ra mối quan hệ công việc tốt đẹp hơn. Tiếp thu sự góp ý như là sự nhìn nhận của người khác về bản thân mình, và tìm cách hiểu điều họ muốn nói. Giả định người nhận xét có ý định tốt. Hãy tiếp tục đề nghị việc feedback – bởi đó là con đường “dát vàng” dẫn đến sự cải thiện không ngừng.
Thỉnh thoảng, chúng ta sẽ chứng kiến một người nhận được 360 độ phản hồi từ cấp dưới, đồng nghiệp và cấp trên của họ. Thông thường, nếu không có gì khác xảy ra, người đó sẽ nhận diện các điểm mạnh cần phát huy, hiểu chính xác việc cần hoàn thành và cách thức để làm, cũng như tiến hành các bước phù hợp. Lúc đó, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là đứng qua một bên và không can thiệp vào quá trình đó.