Blog nhân sự

Sai lầm sự nghiệp lớn nhất của tôi là gì?

Đâu là sai lầm sự nghiệp lớn nhất của bạn? Câu hỏi này ban đầu xuất hiện trên trang Quora, trang website chia sẻ kiến thức, cho phép mọi người học hỏi từ nhau và khám phá thế giới.

Câu hỏi này được trả lời bởi Dandan Zhu, một chuyên gia săn đầu người hàng đầu, huấn luyện viên sự nghiệp, CEO và nhà sáng lập Dandan Global, trên trang Quora:

“Sai lầm sự nghiệp lớn nhất của tôi là không nhảy việc sang một công ty khác.”

Trong vai trò chuyên gia săn đầu người, tôi liên tục cảnh báo các ứng viên về những hiểm họa từ việc nhận đề xuất đối ứng (counter offer), một đề xuất lương bổng từ nhà tuyển dụng hiện tại để đối ứng với đề xuất từ công ty săn đầu người (*). Tuy nhiên, khi phải tự thân đối diện với hoàn cảnh đó, tôi lại vi phạm chính lời khuyên của bản thân. Tôi chấp nhận một lời đề nghị đối ứng thay vì nhảy việc sang một công ty khác để xây dựng một bộ phận kinh doanh mới ở một bang khác.

(*) Đề xuất đối ứng: “Counter Offer” có thể xảy ra khi bạn thông báo xin thôi làm việc ở công ty hiện tại với cấp trên, vì bạn nhận được lời mời làm việc từ công ty khác. Khi đó, sếp của bạn muốn giữ chân nhân viên bằng cách đưa ra rất nhiều phúc lợi như: tăng lương, tạo cơ hội thăng tiến, giờ làm việc linh hoạt, ưu đãi khác…Đây chính là “Counter Offer” hay lời đề nghị từ công ty hiện tại để giữ bạn ở lại.

Xem thêm:

Dù cuối cùng đã nghỉ hưu ở tuổi 28, tôi vẫn rất hối hận vì không nắm lấy cơ hội trải nghiệm công việc tại một công ty khác. Tôi luôn tự hỏi rằng cuộc đời mình sẽ ra sao nếu tôi chuyển sang một thành phố khác và điều hành nhóm chuyên gia săn đầu người của mình, trải nghiệm công việc tại một công ty khác chắn hẳn sẽ rất thú vị với tôi.

Dưới đây là vài lý do bao biện mà tôi tự tạo ra cho bản thân để nhận đề nghị đối ứng vào thời điểm đó. Hy vọng bạn sẽ không mắc phải sai lầm như tôi.

1. Ngây thơ

Nhà tuyển dụng của tôi đã đưa tôi từ một nhân viên 23 tuổi còn non choẹt kinh nghiệm thành một người lao động có thu nhập hơn 200,000 đô la mỗi năm ở tuổi 25. Tôi có lòng trung thành, sự biết ơn và niềm tin quá lớn vào công ty đến nỗi tôi tin tất cả những lời hứa của công ty về việc sở hữu vốn cổ phần tương lai, tôi sẽ có vị trí cao hơn và những thay đổi trong quản trị. Tất cả những lời hứa đều nhanh chóng biến mất vào hư không.

Cái tôi đã không nhận ra rằng, dù làm việc ở đâu đi nữa, bạn vẫn tài giỏi miễn sao kiếm ra tiền cho công ty. Họ không muốn đánh mất năng lực kiếm tiền ngày càng hiệu quả của tôi. Thực sự, họ sẽ không đầu tư vào bản thân tôi nhiều như tôi đầu tư vào bản thân mình, họ luôn nhìn vào góc độ lợi ích công ty chứ không phải lợi ích cá nhân tôi.

Tôi không trách họ vì đó không phải thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Không công ty nào thực sự quan tâm, yêu thương và hỗ trợ bạn. Nếu bạn đang làm việc cho một công ty như vậy, công ty đó thực sự là hàng hiếm và bạn rất may mắn!

Hầu hết mọi công ty được điều hành bởi những người vị kỷ, vị lợi và theo đuổi lợi nhuận tổ chức, và bạn không thể trách cứ ai vì điều này. Đó là nền tảng của tư bản chủ nghĩa,hệ thống chúng ta vận hành và sống. Mọi người phải nuôi sống gia đình họ, có nhiều thứ phải làm và nhiều căng thẳng phải giải quyết, tôi không thể gạt bỏ giấc mơ của ai đó chỉ vì họ không quan tâm đến giấc mơ của tôi.

Bài học rút ra: Trách nhiệm của người sử dụng lao động không phải là chăm sóc bạn. Bạn có trách nhiệm đưa bản thân mình vào hoàn cảnh nghề nghiệp tốt nhất có thể. Hãy quên những lời hứa đi, viết xuống thành hợp đồng, đừng chỉ nói miệng, đừng ngại ngần thương lượng để có được những lợi ích tốt nhất, vì vào cuối ngày, bạn không sở hữu bất kỳ thứ gì đâu, bạn tồn tại nhờ khả năng làm việc xuất sắc của bản thân. Trên hết, đừng cá nhân hóa mọi vấn đề.

Nhảy việc

2. Các mối quan hệ yêu đương rất nguy hiểm

Tôi quyết định nhận lời đề nghị đối ứng một phần vì muốn hẹn hò với một anh chàng tôi thực sự thích vào thời điểm đó. Công việc mới sẽ khiến tôi phải rời xa mối quan hệ lãng mạn mà chỉ mới bắt đầu được một tháng nay. Tôi nghĩ rằng việc nhận lời đề nghị đối ứng kia sẽ cho phép tôi cứu rỗi và phát triển mối quan hệ của mình.

Cuộc đời muốn trêu chọc tôi hay sao mà anh chàng này bỏ rơi tôi chỉ hai tuần sau khi tôi quyết định ở lại. Tôi suy sụp, trái tim tan nát, điên loạn, choáng váng. Lý do của anh chàng này đơn thuần là toàn bộ sự rùm beng sự nghiệp của tôi khiến anh cảm thấy tôi đã chịu quá nhiều áp lực công việc để giữ mối quan hệ này.

Bài học rút ra: Đừng để bất kỳ người bạn trai hay bạn gái nào, đặc biệt khi mối quan hệ mới bắt đầu, ảnh hưởng đến những quyết định của bản thân bạn về mặt tài chính, sự nghiệp hay nơi sống. Đặc biệt là không trước khi bạn biết liệu những dự định của họ có chân thành hay mang tính chỉ tạm thời. Tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra với tôi nhưng nó đã xảy ra. Tôi đã phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo và đi tiếp bằng sự ngu ngơ xuẩn ngốc. Tôi đã phải chịu những hậu quả từ hành động của mình.

3. Đừng đưa ra những lý do bao biện

Tôi mới mua căn hộ đầu tiên ở Brooklyn ngay vào thời điểm thương lượng hợp đồng cho công việc mới. Một phần vì tôi muốn ở lại New York để gần bạn trai mình vào lúc đó, tôi đã dùng hành động mua căn hộ để bao biện cho quyết định ở lại công ty đầy cảm tính của mình.

Để bao biện cho quyết định cảm tính của mình, tôi đã đưa ra những lý do rất khó chấp nhận trong vai trò một người chủ nhà vắng mặt. Thậm chí dù lẽ ra có thể cho thuê căn hộ này dễ dàng, tôi sử dụng nó như lý do bao biện để giải thích cho việc không thể thực hiện bước đi sự nghiệp lớn tiếp theo.

Counter offer là gì?

4. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Dưới quyền quản lý của người quản lý đầu tiên khi tôi khởi đầu sự nghiệp, mọi thứ quá hoàn hảo. Tôi nghĩ rằng mình sẽ trở thành người nhân viên trọn đời của công ty! Trong năm thứ ba của sự nghiệp, ông này bất thình lình quyết định quay trở về quê nhà vì những lý do gia đình. Một triết lý quản lý mới, một nhóm mới và sự năng động mới xảy đến với tôi.

Phong cách của người quản lý mới hoàn toàn đối nghịch với cách tôi làm việc. Là người nhân viên có hiệu suất làm việc cao nhất, tôi đã quen với việc được đối xử đặc biệt, rất nhiều sự tự chủ, và niềm tin mù quáng vào năng lực cá nhân. Tôi đã chứng minh như vậy kể từ ngày đầu tiên. Thay vào đó, tôi đối mặt với những hạn chế, phản ứng tiêu cực và ranh giới trong những ý tưởng để thúc đẩy kinh doanh đi lên. Điều đó kết hợp với vài yếu tố khác, cuối cùng đẩy tôi đến quyết định rời khỏi công ty.

Bài học rút ra: Nhiều thứ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và bạn không thể kiểm soát đầu ra. Hãy sẵn sàng hành động nhanh chóng nếu có thứ gì đó xảy ra với sự nghiệp hay tình trạng hiện tại của công ty. Không bao giờ quá trễ để lên kế hoạch cho công việc tiếp theo, dù bạn có đang hạnh phúc thế nào. Thực tế, bạn càng hạnh phúc thì càng có nhiều thời gian và quyền thương lượng để khám phá những vai trò mới.

Xem thêm:

Counter offer

5. Thương lượng quyết liệt hơn

Trong vai trò là một chuyên gia săn đầu người chuyên tìm kiếm những đề xuất tốt nhất từ những công ty keo kiệt nhất cho những ứng viên của tôi, bạn có thể cho rằng tôi rất giỏi thương lượng.

Vì quá sẵn lòng rời khỏi công ty đang làm vào thời điểm đó, tôi đã không thương lượng đủ quyết liệt. Mỉa mai thay, điều này khiến tôi dễ dàng chấp nhận đề xuất đối ứng hơn. Nếu nhận được một đề nghị tăng gấp đôi lương cơ sở và thu nhập bảo đảm cao ngất ngưỡng, tôi lẽ ra sẽ nghiêng hơn về xu hướng chấp nhận rủi ro để nhảy việc. Thực tế là tôi đã không thương lượng đủ quyết liệt để bảo đảm rằng mình không thay đổi quyết định.

Bài học rút ra: Hãy luôn kiên định và không run sợ, đừng thay đổi hình ảnh bản thân. Nếu sở hữu những lợi thế, bạn nên thương lượng đến cùng, đừng giới hạn bản thân mình.

Vậy thì chuyện gì xảy ra sau đó?

Cuối cùng, tôi kết thúc bằng việc ở lại công ty đó thêm hai năm nữa. Vào thời điểm đó, tôi xây dựng một đơn vị kinh doanh mới, nhưng tôi thực sự đã mất đi niềm đam mê trong vai trò người nhân viên. Khi cố gắng nhảy việc, tôi nhận ra mình không còn muốn đi làm thuê nữa.

May thay, tôi kiếm được lợi nhuận từ khoản đầu tư Brooklyn của mình và mua thêm một tài sản đầu tư khác. Đó là thời điểm nghỉ hưu. Tôi nộp đơn xin nghỉ một tuần sau ngày kỷ niệm năm năm thời gian làm việc tại công ty và tôi không bao giờ hối hận.

Dù không phàn nàn vì tôi thích công việc hiện tại ở Dandan Global, ký ức hối hận này luôn đeo đuổi tôi.

Tôi thực sự thích tìm hiểu thêm văn hóa, môi trường và phong cách quản lý của một công ty khác. Hy vọng rằng câu chuyện cá nhân của tôi đồng điệu với những trải nghiệm của bạn, và hy vọng mọi người không rơi vào tình huống tương tự!

[vc_row][vc_column css=”.vc_custom_1530107070414{border-top-width: 2px !important;border-right-width: 2px !important;border-bottom-width: 2px !important;border-left-width: 2px !important;border-left-color: #1e73be !important;border-left-style: solid !important;border-right-color: #1e73be !important;border-right-style: solid !important;border-top-color: #1e73be !important;border-top-style: solid !important;border-bottom-color: #1e73be !important;border-bottom-style: solid !important;border-radius: 10px !important;}”][vc_column_text]

Có thể thấy, sở hữu những nhân viên tài ba là nền tảng để doanh nghiệp phát triển và bứt phá. Nhưng làm sao để giữ chân và xây dựng lòng trung thành của người tài thì lại càng không dễ dàng?

Phản hồi hiệu quả là một trong những nhân tố tích cực và cần thiết để quản lý và giữ chân nhân tài. Tuy nhiên, đa số cho rằng kỹ năng này chủ yếu về cách nói chuyện. Nhưng kỳ thực phản hồi hiệu quả không chỉ đơn thuần là giao tiếp bằng lời nói. Một nhà lãnh đạo kiệt xuất có thể sử dụng ngôn từ để động viên hay chi phối hành động của người khác.

Để cập nhật các xu hướng phản hồi từ các nhà lãnh đạo kiệt xuất trên thế giới và tìm được giải pháp phù hợp với đơn vị của mình, đừng bỏ lỡ hội thảo Phản hồi hiệu quả để không ngừng cải thiện thành tích do L & A tổ chức vào ngày 23/10/2018 tại Hà Nội với sự tham dự của Diễn giả chính  – Dr. Jack Zenger, Đồng sáng lập Tổ chức Zenger Folkman (Hoa Kỳ) và các diễn giả uy tín hàng đầu trong và ngoài nước. Xem thêm thông tin về hội thảo tại đây. 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.