Trước đại dịch, khi đề cập đến “Chuyển đổi số” thường sẽ được ngầm hiểu là chuyển đổi số của tái cấu trúc Doanh nghiệp là chính.
Rồi đại dịch đến. Dịch đến theo từng đợt, mỗi đợt đi kèm với một tên Hy Lạp với vai chính là một biến chủng trong mỗi đợt dịch. Có một nét chung cho mỗi đợt dịch: Trong dịch thì người lao động làm việc từ xa. Yếu tố này trước dịch chưa đề cập nhiều trong kế hoạch Chuyển đổi số tại doanh nghiệp.
Từ một ví dụ nhỏ…
Xuất phát từ góc độ muốn giữ cho người lao động an toàn và hiệu quả mà nhà nước rồi đến các công ty nghĩ ngay đến biện pháp công nghệ, ít nhiều là chuyển đổi số, để giải quyết ngay phương thức làm việc này. Tuỳ theo doanh nghiệp hoạt động trong ngành nào mà biện pháp Chuyển đổi số cho doanh nghiệp và người lao động sẽ có những nét riêng.
Lấy ví dụ một công ty bình thường thì những việc gì họ có thể làm cho chuyển đổi số trong mùa dịch?
Khi có dịch thì các công việc trên các thiết bị CNTT dùng chung (máy tính, tablet) được chuyển thể sang các thiết bị cá nhân hơn, chuyển về nhà để hạn chế lây lan. Do vậy mà phần mềm giờ đây thành các “app” chạy trên các thiết bị “thông minh” ngày càng dập diều hơn. Trước đây khi vào ra văn phòng thì một máy chấm công vân tay cũng đã xem là thiết bị “thông minh” rồi, nay thì các “app” ngoài nhận dạng vân tay còn có thể thêm nhận dạng khuôn mặt trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng của cá nhân nhân viên để họ có thể truy cập hợp lệ từ xa vào ứng dụng di động, ghi lại thời gian ra vào công việc chỉ bằng cách chụp ảnh chính họ: Người lao động đã dùng thiết bị cá nhân của mình (tư trang) để đầu nối vào dòng công việc doanh nghiệp – họ tham gia vào dòng chảy chuyển đổi số của người lao động.

Các biểu mẫu dạng “số” chuyển các thông tin về tiền lương, về công việc mà người lao động có thể truy cập từ xa, giúp họ được trả lương mà không phải đến văn phòng. Ngoài ra, những thông tin cần thiết từ công việc của người lao động cũng như những chi phí họ đã thực hiện, có thể “quét” và tải lên thay luôn cho những chứng từ thời chưa chuyển đổi số và chưa có dịch. Ngoài công việc, họ tham gia vào dòng chảy chuyển đổi số qua tương tác với tổ chức của mình, được đại diện bởi hệ thống “số” của tổ chức trong tái cấu trúc doanh nghiệp.
Các nơi nhân viên đến làm việc đều có mã QR luôn xâu đầu mối được về dòng công việc của nhân viên cùng với những thông tin khai báo y tế luôn đặc tả được tình hình sức khỏe của nhân viên. Những tương tác rất cá nhân ấy giờ đây là biện pháp chống lây nhiễm hữu hiệu, ít ra là không còn dùng chung các vật dụng vật lý như máy chấm công, nắm tay ra vào cửa văn phòng, máy in/photocopy,… Dịch bệnh đã thúc đẩy dòng chảy chuyển đổi số của tổ chức nhanh hơn, làm cho tính xã hội, tính công dân sẵn sàng hơn.
Chuyển đổi số của tái cấu trúc doanh nghiệp như là một tế bào trong không gian chuyển đổi số của một quốc gia hoặc ngay cả quốc tế nữa. Người lao động có nhiều chiếc nón: Chiếc nón nhân viên tương tác với tổ chức, chiếc nón công dân tương tác với hệ thống “số” quốc gia, hoặc tương tác các hệ thống “số” quốc tế khác (cross border outsourcing). Giá trị nhân viên tăng lên theo trục khả năng tương tác hiệu quả với các hệ thống “số” khác nhau đó.
Vậy người làm nhân sự cần thay đổi những gì để “nắm” được người lao động “số” này?
Đến chuyển đổi số với người làm nhân sự: Bổ sung ngay những năng lực mới xuất hiện trong tái cấu trúc doanh nghiệp
Khi mà hệ thống cổ truyền về quản lí nhân sự mới dừng lại ở ranh giới xa nhất có thể vươn tới được là tổ chức trải nghiệm của nhân viên thì trận dịch gần đây cho thấy một hệ thống phản ánh sự “tương tác” giữa nhân viên và tổ chức mới là cần thiết hơn cho cả 2 phía. Do vậy, người làm nhân sự muốn thích nghi và làm tốt công việc trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay thì ngoài năng lực tổ chức Chuyển đổi số, rất cần trang bị nhanh những năng lực mới nữa. Ví dụ năng lực tạo ra và dùng các thông tin phân tích (Analytics, thông tin phân tích, còn Analysis là tất nhiên rồi, không bàn lại nữa).
Vì sao vậy? Nói như một tư vấn viên của Enrst and Young, Danny Ferron: ”Từ theo dõi các liên hệ và sự an toàn của nhân viên qua làm việc ảo, các dịch vụ quản lí nhân sự mới đang đẩy giới làm Nhân sự ra khỏi vùng an toàn của họ, buộc họ phải dùng các giải pháp số trong các dịch vụ nhân sự ngày nay”.
Hay một ý kiến tư vấn khác, JP Gownder từ Forrester: “Các công ty có xu hướng tập trung vào những gì kiểm soát trực tiếp được, nhưng hiện nay rất nhiều thứ trong đại dịch không nằm trong phạm vi kiểm soát trực tiếp của họ“.
Theo Gownder thì khi người lao động quay về nơi làm việc, các giám đốc điều hành đã phải vận đến sự đồng cảm, công nghệ và sự thay đổi chính sách khi triển khai các chiến lược chuyển đổi số.

Nhóm các giải pháp Nhân sự hiện nay cần là cải thiện khả năng phân tích, mô hình hóa và lập báo cáo của Nhân sự. Việc duyệt lại triệt để một lần là cần thiết từ việc thu thập và phân tích dữ liệu, phân tích tiên đoán, rút ra ý nghĩa, lý giải được từ dữ liệu các hiện tượng Nhân sự đang diễn ra và hỗ trợ hiệu quả cao hơn trong ra quyết định.
Hay nói tóm lại như Julie Schweber, tư vấn của SHRM: “Việc này sẽ chuyển Nhân sự từ vị trí chiến thuật sang một vị trí chiến lược hơn nhiều, và đó là nơi mà Nhân sự phát huy giá trị.”
“Nếu một giám đốc nhân sự có thể chỉ ra chi phí của các quy trình thủ công là bao nhiêu và công nghệ có thể giảm thiểu sự kém hiệu quả ấy, sẽ tiết kiệm bao nhiêu thì cấp lãnh đạo có thể bị thuyết phục ngay trong đầu tư vào công nghệ.”
Một mũi tên trúng cả 2 đích: “Rất hữu ích khi nêu bật được giá trị của công nghệ cho tổ chức, điều ấy chứng tỏ được với lãnh đạo là điều này không chỉ sẽ giúp cuộc sống của nhân viên dễ dàng hơn mà còn là giá trị mà nó sẽ mang lại cho công ty“.
Tóm lại: Giới nhân sự trang bị những năng lực mới để “nắm” được người lao động, mà giờ đây do hoàn cảnh đã đẩy chuyển đổi số trong tái cấu trúc doanh nghiệp đi xa được một chặng đường kha khá rồi.
Bốn khuyến nghị để sớm hiện thực hóa, được nhà báo Nicole Lewis, chuyên viết về Nhân sự nêu ra ở dạng các mục tiêu, như sau:
- Đẩy nhanh các ứng dụng và nền tảng theo công nghệ đám mây. Áp dụng các công cụ phân tích tiên tiến và tự động hóa thông minh. Loại bỏ các công việc thủ công và thay thế bằng các quy trình không giấy.
- Sử dụng công cụ số để cải thiện việc tuyển dụng, học hỏi, quản lý hiệu suất và lập kế hoạch lực lượng lao động chiến lược.
- Đổi mới mô hình hoạt động nhân sự: Gắn kết các đối tác kinh doanh nhân sự cấp cao (high level HRBP) với nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Dùng các trung tâm xuất sắc (Center of Excellence) tạo ra các chương trình đổi mới và triển khai hiệu quả: Tập trung vào cải thiện trải nghiệm của nhân viên qua các kênh số và là trung tâm dịch vụ chia sẻ.
- Tạo khả năng uyển chuyển của Nhân sự thông qua các nhóm linh hoạt, làm việc từ xa, bổ sung người từ bên thứ ba, các quy trình số và quản trị thông suốt.
Trương chí Dũng, Giám đốc R&D công ty L & A
[vc_row][vc_column css=”.vc_custom_1530107070414{border-top-width: 2px !important;border-right-width: 2px !important;border-bottom-width: 2px !important;border-left-width: 2px !important;border-left-color: #1e73be !important;border-left-style: solid !important;border-right-color: #1e73be !important;border-right-style: solid !important;border-top-color: #1e73be !important;border-top-style: solid !important;border-bottom-color: #1e73be !important;border-bottom-style: solid !important;border-radius: 10px !important;}”][vc_column_text]
Nhằm giúp khán giả có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn về Công nghệ nhân sự và Chuyển đổi số, vào ngày 27/10, bà Phạm Thị Mỹ Lệ – Chủ tịch HĐQT Công ty Dịch vụ và Thầu nhân lực L & A sẽ xuất hiện với vai trò là khách mời đặc biệt của hội thảo “Kiến tạo chuỗi cung ứng nhân lực trong bình thường mới.”

Hội thảo do Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Saigon Times Club, Hội Doanh Nhân Trẻ TP.HCM (YBA) và BIT Group phối hợp đồng tổ chức trực tuyến trên nền tảng Zoom từ 20h – 21h30 ngày 27/10/2021. Quý khán giả có thể đăng ký tham dự hội thảo tại link: https://online.vietnam2030.vn.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]