Blog nhân sự

Phát triển năng lực số: chìa khóa cho thành công đột phá của doanh nghiệp

Thuật ngữ năng lực số được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong kỷ nguyên chuyển đổi số – quá trình số hóa mọi mặt của đời sống, thì thuật ngữ này lại càng trở nên quan trọng hơn. Thị trường lao động là nơi chịu tác động mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi số. Muốn tồn tại và phát triển trong sự biến đổi liên hồi của thời cuộc, các doanh nghiệp cần tăng cường phát triển năng lực số cho nhân viên để cải thiện kết quả kinh doanh của tổ chức. 

phát triển năng lực số
Phát triển năng lực số: chìa khóa cho thành công đột phá của doanh nghiệp

1. Năng lực số là gì?

Theo Jane Secker, thuật ngữ năng lực số thực ra đã tồn tại trong khoảng hơn 20 năm và thường được thấy cùng các khái niệm như kỹ năng số, năng lực thông tin. Việc khái niệm nào rộng hơn, quan trọng hơn vẫn là một dấu hỏi, tuy nhiên, sự thật là vẫn có một khối lượng thông tin lớn tồn tại dưới dạng số, có tiềm năng khổng lồ mà con người có thể tận dụng. Việc khai thác và phát triển năng lực số sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Hầu hết các ngành nghề đều đòi hỏi năng lực số, đặc biệt là trong thế kỷ hội nhập như hiện nay: Các vị trí công việc đều liên quan đến năng lực số, khả năng sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ hỗ trợ. Công nghệ số cũng đã len lỏi sâu rộng vào lĩnh vực giáo dục, học sinh, giáo viên, sinh viên, giảng viên đều tận dụng sự vượt trội của công nghệ vào lĩnh vực giảng dạy. Vì thế, chất lượng của lực lượng lao động ngày càng được nâng cao.   

Còn theo UNESCO, năng lực số là khả năng tiếp thu, quản lý, hiểu và kết hợp thông tin một cách sáng tạo thông qua công nghệ số để giảm thiểu sức lao động của con người. Nói tóm lại, năng lực số là khả năng sử dụng máy tính, năng lực áp dụng công nghệ thông tin. 

2. Tại sao phải phát triển năng lực số?

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra cơn địa chấn trong cách vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Cuộc cách mạng này đưa mọi thứ vào quỹ đạo với sự tự động hóa bao trùm mọi khía cạnh cuộc sống, trí tuệ nhân tạo dần thay thế sức lao động của con người, đe dọa đến thị trường lao động, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Vì vậy, việc phát triển năng lực số và đào tạo nhân lực số là một vấn đề hết sức cấp bách đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

Kỷ nguyên chuyển đổi số gắn liền với việc ứng dụng công nghệ số vào đời sống. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp là đối tượng phải đối mặt với những ảnh hưởng sâu sắc của sự phát triển năng lực số khi các vị trí và cơ hội nghề nghiệp liên tục biến đổi. Những cá nhân nhạy bén với công nghệ và ứng dụng hiệu quả vào quá trình quản trị tri thức và kỹ năng sẽ có cơ hội tiến xa hơn so với những cá nhân không nhanh nhạy trước thời đại. Những doanh nghiệp biết cách phát triển năng lực số và liên tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực số cho nhân viên sẽ có tiền đề để vượt mặt những đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị trường kinh doanh. 

Thế hệ trẻ – Gen Z là những người được sinh ra trong một thế giới tiến bộ, bao quanh bởi công nghệ, là thế hệ có cơ hội mang những trải nghiệm liên quan đến công nghệ vào việc phát triển sự nghiệp, áp dụng những kiến thức, chuyên môn năng lực số vào quá trình làm việc tại doanh nghiệp. 

Báo cáo chuyển đổi số ở các nước ASEAN cho thấy chính phủ các nước cần đưa ra những giải pháp để đáp ứng sự thay đổi từ quá trình chuyển đổi số đối với nền kinh tế vĩ mô, trong đó cần đề cao tầm quan trọng của việc phát triển năng lực số và đẩy mạnh việc đào tạo năng lực số nhằm nâng cao chất lượng, số lượng của lực lượng lao động tri thức.

3. Phát triển năng lực số để gia tăng hiệu quả trong doanh nghiệp

Có bốn yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp: con người, quy trình, cơ cấu tổ chức và công nghệ. Một trong 4 yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố còn lại. Trước ảnh hưởng sâu sắc của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, con người và công nghệ tác động lẫn nhau.  

Thứ nhất, công nghệ hỗ trợ cho quá trình quản trị nguồn nhân lực. Mô hình và quy trình kinh doanh đang dần “thay máu” nhờ sự đột phá của công nghệ. Công nghệ giúp doanh nghiệp loại bỏ những thủ tục rườm rà, kết nối trực tiếp khách hàng với quá trình sản xuất. Sự xuất hiện của tự động hóa giúp các doanh nghiệp tinh gọn quy trình sản xuất và kinh doanh. 

Thời đại công nghệ số đã mở ra một thời đại mà con người làm việc với nhau bằng công nghệ thông tin, dần xóa nhòa ranh giới giữa công việc trên giấy tờ và công việc thực tế. Tính ưu việt của năng lực số được thể hiện qua việc xóa bỏ khoảng cách thời gian và không gian để kết nối nhân viên ở khắp mọi nơi trên thế giới. 

Bởi công nghệ có thể đo lường, xác định chính xác phần đóng góp lao động mà người lao động bỏ ra theo thời gian thực, cơ cấu tổ chức nhân sự có chiều hướng cởi mở hơn. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động dựa trên cam kết thực hiện công việc và chia sẻ lợi nhuận.    

Thứ hai, những thông số như gắn kết nhân viên, khả năng phát triển, mức độ hài lòng trong công việc từng là nỗi băn khoăn của những người làm công tác nhân sự. Với sự phát triển năng lực số trong doanh nghiệp, những dạng cơ sở dữ liệu như vậy đã được số hóa. 

Thứ ba, dự báo sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. Một trong những thành công của việc nghiên cứu về năng lực số là sự ra đời của trí tuệ nhân tạo. Khi kiểm soát ổn định những công nghệ số, con người đã ứng dụng để tạo ra một sản phẩm siêu việt- trí tuệ nhân tạo. Trí thông minh nhân tạo được sử dụng trong quá trình quản trị nguồn nhân lực để thay thế công tác nhân sự như tuyển dụng, đánh giá, phát triển nhân viên năng lực nhân viên.  

4. Nguồn nhân lực số trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như thế nào? 

Khi năng lực số dần được ứng dụng rộng rãi thì việc phát triển năng lực số là điều tất yếu với sự phát triển của doanh nghiệp. Tính đến ngày 31/07/2022, dân số Việt Nam là hơn 99 triệu người. Trong đó, lao động trên trình độ sơ cấp là 13,1 triệu người, hơn 5 triệu người có trình độ từ đại học trở lên. Chất lượng nhân lực ngày càng cao, đồng đều về trình độ sẽ là điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hội nhập và thích nghi với sự chuyển đổi công nghệ. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là các doanh nghiệp khan hiếm nguồn nhân lực số có tay nghề cao. 

Cụ thể, thực trạng của vấn đề quản trị nguồn nhân lực số trong các doanh nghiệp là: 

Về hoạch định nguồn nhân lực, sự thật là các doanh nghiệp thường hoạch định chiến lược trong ngắn hạn hơn là dài hạn. Có thể nhìn thấy điều đó qua bài học của những doanh nghiệp điêu đứng vì đại dịch COVID-19. Đại dịch ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động. Việc nghiên cứu về năng lực số trong dài hạn sẽ là tiền đề cho sự phát triển năng lực số, nâng cao năng lực số cho người lao động. Doanh nghiệp nào sở hữu nguồn nhân lực số có chuyên môn cao sẽ có cơ hội thành công cao. 

Về phân tích công việc: Các doanh nghiệp đều có bản mô tả cụ thể từng vị trí công việc, trách nhiệm, nhiệm vụ của từng người đối với vị trí công việc đó. Với sự hỗ trợ của công nghệ, các đơn vị đã có thể thực hiện xây dựng vị trí công việc, đánh giá năng lực nhân viên vừa khách quan, vừa tối ưu hiệu quả công việc dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). 

Về tuyển dụng nhân sự: công tác tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay chỉ dừng lại ở việc nhà tuyển dụng đăng tin tìm việc lên các trang mạng của doanh nghiệp hoặc là thông qua các trang web trung gian và người tìm việc “rải CV”. Vì thế, rất mất thời gian để nhà tuyển dụng tìm được ứng viên phù hợp với vị trí công việc. Ngày nay, thông qua dữ liệu và các công cụ, điển hình là Extended DISC, doanh nghiệp dễ dàng dựa vào các cơ sở dữ liệu, câu trả lời của ứng viên để chọn đúng người, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tìm kiếm nhân lực đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng. 

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Đánh giá để tuyển dụng và phát triển

Về đánh giá hiệu quả công việc: Các doanh nghiệp thường sử dụng thang điểm để đánh giá nhân viên, tuy nhiên, phương pháp này thường mang tính chủ quan, cảm tính. Không chỉ vậy, có ít cấp trên chịu chấp nhận việc để cấp dưới đánh giá mình. Điều này khiến các nhà quản lý không chịu học hỏi, không chịu sửa sai, vô hình trung kéo hiệu quả của tập thể đi xuống. 

Để đào tạo và phát triển năng lực số, cần có phương pháp đánh giá phù hợp thông qua công cụ cho phép doanh nghiệp quản lý dữ liệu ứng viên, kết hợp với giải pháp truyền thống là phỏng vấn và phản hồi để biết được nguyên nhân, thái độ của nhân viên đối với công việc, doanh nghiệp. Qua đó, cải thiện thái độ làm việc, nâng cao năng lực và chất lượng làm việc của nhân viên. 

Xem thêm Giải pháp đánh giá năng lực bằng phương pháp 360 độ

Về đào tạo, bồi dưỡng: Việc đào tạo năng lực số cho nhân viên để đuổi kịp sự bùng nổ của kỷ nguyên chuyển đổi số là vấn đề trọng tâm cần đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn mơ hồ trong việc đưa ra chiến lược, tầm nhìn để nâng cao năng lực số cho tổ chức. Đầu tư nâng cao năng lực số chỉ được tập trung trong phạm vi quản lý cấp cao. Đối với chuyên viên kỹ thuật, lao động phổ thông thì phải tự chủ động để nâng cao tay nghề. 

5. Giải pháp giải quyết vấn đề phát triển triển năng lực số

Một là, doanh nghiệp cần nghiên cứu về năng lực số và phát triển năng lực số cho bộ máy nhân sự nhằm đảm bảo sự linh hoạt, nhạy bén với công nghệ số.

Hai là, tập trung vào tuyển chọn, bồi dưỡng nhân tài. Nhân tài ngoài sở hữu năng lực chuyên môn, còn phải có khả năng giao tiếp, hội nhập. Khả năng hội nhập là nhân tố quyết định trong một thế giới ngày càng mở rộng và đánh giá cao việc trao đổi, chuyển giao công nghệ như hiện nay.  

Ba là, phát triển năng lực số cho nội bộ. Đề cao công tác nâng cao năng lực số cho nhân viên. Doanh nghiệp cần nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực số nội bộ. Đây là yếu tố trọng tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho những nhân tài được có cơ hội tiếp xúc, lĩnh hội kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông qua việc cử đi công tác trong và ngoài nước. Ngoài ra, giải pháp mời chuyên gia/cố vấn tư vấn về huấn luyện cho đội ngũ quản lý, nhân viên cũng được các doanh nghiệp ưa chuộng. 

Bốn là, giữ chân nhân tài. Nghiên cứu, đào tạo, phát triển năng lực số cho người lao động là chưa đủ, làm sao để “giữ người” cũng cần được quan tâm. Doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế đãi ngộ hợp lý đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc, cống hiến hết mình. 

Năm là, ứng dụng tự động hóa vào quy trình phát triển nguồn nhân lực số. Doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế của thời đại để tinh giản công tác vận hành, giúp quy trình quản lý vừa đơn giản, vừa đạt hiệu quả cao, giám sát nhân viên sát sao và có những quyết định hợp lý về nhân sự. 

Kỷ nguyên chuyển đổi số mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức. Nhiệm vụ còn lại của doanh nghiệp tận dụng “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát huy tối đa tiềm năng, đồng thời phát triển năng lực số để có thể trở thành “kẻ thống trị” trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm:

Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.