Blog nhân sự

Nghệ thuật xin lỗi trong môi trường làm việc

Có bao giờ bạn mắc sai lầm và phải xin lỗi nhân viên của mình về một vấn đề nào đó chưa? Bạn đã đưa ra lời xin lỗi với nhân viên của mình như thế nào?

Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lời xin lỗi đến từ một nhà lãnh đạo và bạn nên làm gì trong trường hợp phải nói lời xin lỗi với nhân viên của mình.

Xem thêm:

Ví dụ được đưa ra: trong một cuộc họp tổng kết quý, bạn – với tư cách là một nhà quản lý – công khai chúc mừng Jane, Edward và Vivan về thành tích mà họ đã đạt được và trao cho họ phần thưởng tại chỗ. Nhưng rắc rối thay, bạn đã quên mất Brian – trưởng nhóm dự án. Và bạn nghĩ rằng sẽ đưa ra lời xin lỗi thật đơn giản bằng việc gửi email cho anh ấy rằng bạn xin lỗi anh ấy về sự cố vừa rồi.

Điều đó hoàn toàn sai lầm.

Stacey Hanke, nhà sáng lập công ty truyền thông Stacey Hanke Inc. có trụ sở tại Chicago,đồng thời là tác giả của quyển “Influence Red Be the Leader You Were Meant to Be” nói rằng: “Các nhà lãnh đạo thường nghĩ rằng họ biết cách đưa ra một lời xin lỗi thích hợp, nhưng lại hay thất bại trong việc này.”

Phần lớn các nhà lãnh đạo thường mắc phải một trong những sai lầm sau: không thực sự thốt ra những từ “Tôi xin lỗi”, đưa ra lời xin lỗi bằng những lời bào chữa và che đậy những chi tiết của việc làm sai trái, để lại lời xin lỗi nghe có vẻ hời hợt.

KHÔNG ĐỔ LỖI, KHÔNG CÓ LÍ DO

Nancy Friedman, tác giả của 9 cuốn sách về dịch vụ khách hàng và đồng thời là Chủ tịch của Telephone Doctor nói rằng: “Các nhà lãnh đạo nên xin lỗi kèm theo sự thừa nhận rằng họ đã phạm sai lầm và mô tả sai lầm một cách chi tiết. Trong ví dụ trên, người quản lý nên tổ chức lại 1 cuộc họp vào ngày hôm sau và có thể nói rằng: “Tôi đã phạm sai lầm ngày hôm qua khi tôi công nhận Jane, Edward và Vivan vì sự chăm chỉ của họ nhưng không đề cập đến Brian – người đã điều hành dự án”.

Điều mà một nhà lãnh đạo không nên làm là đổ lỗi hoặc kiếm cớ cho lỗi sai. Hành động này sẽ làm giảm sức mạnh và sự chân thành của lời xin lỗi, thậm chí có thể ảnh hưởng đến uy tín của bạn.

Từ ngữ tồi tệ nhất mà một nhà lãnh đạo có thể sử dụng là Tôi xin lỗi, NHƯNG”, lời xin lỗi chân thật sẽ không nên đi kèm với một sự biện hộ. “Tôi xin lỗi” là 1 câu “đầy đủ” và “trọn vẹn”. Điều mà bạn nên nói thêm là sự suy ngẫm về cách khắc phục vấn đề hoặc làm sao để sự việc diễn ra suôn sẻ hơn vào lần tới: “Tôi xin lỗi các bạn. Điều đó rõ ràng không đi theo bất kỳ ai trong chúng ta dự định. Chúng ta nên nghiêm túc nhìn nhận lại xem điều gì có thể cải thiện cho lần tiếp theo… “

Theo Stacey Hanke, 2 sai lầm phổ biến khác mà nhà lãnh đạo mắc phải: vội vã đưa ra lời xin lỗi trước khi cân nhắc cẩn thận và thường dựa vào công nghệ quá nhiều để thực hiện công việc này. Có lẽ mọi chuyện sẽ tệ hơn nếu trong câu chuyện bên trên, người quản lý của Brian buột miệng, “Tôi xin lỗi. Tôi không nhận ra Brian đã đóng góp rất nhiều cho dự án này vì anh ấy thường xuyên làm việc ở nhà”. Hanke cũng khuyên rằng: hãy gặp trực tiếp hoặc nói chuyện thông qua điện thoại để họ cảm nhận được sự chân thành từ bạn.

Đôi khi 1 lời xin lỗi thẳng thắn và kịp thời từ cấp lãnh đạo  lại là 1 liều thuốc tinh thần cực mạnh cho nhân viên. Đưa ra 1 lời xin lỗi chân thành sẽ làm cho nhân viên cảm thấy được tôn trọng, tạo cho họ thêm động lực làm việc và thêm sự gắn kết với tổ chức.

Nguồn SHRM

Le & Associates tổng hợp

[vc_row][vc_column css=”.vc_custom_1530107070414{border-top-width: 2px !important;border-right-width: 2px !important;border-bottom-width: 2px !important;border-left-width: 2px !important;border-left-color: #1e73be !important;border-left-style: solid !important;border-right-color: #1e73be !important;border-right-style: solid !important;border-top-color: #1e73be !important;border-top-style: solid !important;border-bottom-color: #1e73be !important;border-bottom-style: solid !important;border-radius: 10px !important;}”][vc_column_text]

Với các anh chị quan tâm đến chủ đề lãnh đạo, đừng bỏ lỡ hội thảo quốc tế “Đo lường và bứt phá năng lực lãnh đạo bằng Công nghệ nhân sự” tổ chức vào tháng 7/2019. Đây là hội thảo thường niên hợp tác giữa L & A và Zenger Folkman. Giá vé dự kiến: 1.500.000 VND/ người, giới hạn trong 70 khách. Vui lòng gửi email về: Cs@lademo2.ipartner.vn với tiêu đề: Họ tên – Công ty – Hội thảo Năng lực lãnh đạo tháng 7/2019 để giữ chỗ.

Xem thêm:

<< Hội thảo 2017>> Nhà lãnh đạo kiệt xuất: Tốc độ hay hiệu quả

<< Hội thảo 2018>> Phản hồi tích cực: Chìa khóa để doanh nghiệp cải thiện hiệu quả công việc

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.