Không một ai có tác động lớn đến thành công của nhân viên mới hơn người quản lý của họ. Tại sao? Bởi vì hơn ai hết người quản lý sẽ hiểu rõ nhất những kĩ năng, nguồn lực nào cần thiết cho phòng ban của họ, để giúp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá nhân sự. Đây là chìa khóa dẫn đến thành công của doanh nghiệp.
Khai sáng cho nhân viên mới hiểu rằng: “học hỏi quan trọng hơn việc bắt tay vào làm việc”
Onboarding là một trong những giai đoạn khó khăn đối với nhân viên mới. Tại sao? Bởi đối với những nhân viên mới, ngay cả khi họ là những người có kinh nghiệm lâu năm, nhưng đôi khi họ sẽ không hiểu được công việc thực sự họ cần làm là gì, không biết nên bắt đầu từ đâu, thiếu các mối quan hệ và phải tập thích nghi với một môi trường làm việc mới. Các nhân viên mới phải tự học hỏi rất nhiều và đôi khi sẽ cảm thấy có “một chút tổn thương”, ngay cả khi họ có vẻ tự tin, hướng ngoại. Trong trường hợp này, một số người mới có thể sẽ luôn giữ bản thân ở trong vùng an toàn, hoặc tỏ vẻ như là mình đã biết rõ công việc này, thay vì phải đặt câu hỏi và tìm câu trả lời hoặc tìm cách để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân.
Vì vậy, chìa khóa dẫn đến thành công trong giai đoạn này là các nhà lãnh đạo nên làm cho nhân viên mới hiểu rằng việc học hỏi nhiều điều mới trong giai đoạn này cần thiết hơn việc bắt tay vào làm việc đánh giá nhân .
Thúc đẩy tiến độ học việc của nhân viên mới
Nhân viên mới mà hiểu rõ về công ty cũng như vai trò của họ càng nhanh, họ sẽ hoàn thành những tháng thử việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để đẩy nhanh quá trình học hỏi, các quản lý cần phải giúp họ tập trung học hỏi vào ba lĩnh vực quan trọng. Thứ nhất là kiến thức chuyên môn về các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp, chẳng hạn như: sản phẩm, khách hàng, công nghệ và hệ thống. Thứ hai học tập văn hóa – học về thái độ, chuẩn mực hành vi và giá trị mà tạo nên nét độc đáo của doanh nghiệp. Và cuối cùng là học tập chính trị, tập trung vào việc hiểu cách các quyết định đưa ra, sức mạnh và sự ảnh hưởng tới công việc và tìm ra sự hỗ trợ mà họ cần.
Đầu tư trong việc kết nối nhân viên mới với doanh nghiệp
Nhân viên mới sớm xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả với đồng nghiệp thì sẽ dễ dàng giúp họ hòa nhập nhanh chóng và quản lý sẽ là người kết nối họ với nhau. Quản lý nên giới thiệu nhân viên mới trong ngày đầu làm việc với mọi người trong công ty, và giúp họ thấy cảm nhận được rằng mọi người trong công ty sẵn sàng giúp đỡ họ. Đây có thể được xem như một khoản đầu tư nhỏ về thời gian và công sức mà các nhà lãnh đạo bỏ ra trong việc kết nối các thành viên với nhau, sẽ mang lại cho họ “trái ngọt” về năng suất làm việc cũng như sự gắn bó lâu dài của nhân viên. Từ đó, dễ dàng đánh giá nhân sự hơn.
Giúp họ trả lời được 3 câu hỏi “quan trọng”
Nhân viên mới thường không nên làm việc trước khi sếp đặt kỳ vọng rõ ràng. Hướng dẫn đúng giúp họ trả lời ba câu hỏi sau:
Tôi cần phải làm gì? Điều này có nghĩa là xác định mục tiêu của họ và khung thời gian để hoàn thành chúng, cũng như các biện pháp sẽ được sử dụng để đánh giá tiến trình của họ.
Làm thế nào tôi nên làm điều đó? Các quản lý nên cụ thể về những chiến lược nào họ nên sử dụng để hoàn thành các mục tiêu, bao gồm những hoạt động nào họ nên và không nên ưu tiên.
Tại sao tôi nên cảm thấy có động lực để hoàn thành nó? Điều này có nghĩa là truyền đạt một tầm nhìn cho những gì tổ chức đang cố gắng hoàn thành và giúp nhân viên mới thấy được trách nhiệm quan trọng của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ đó.
Ngay cả khi những kỳ vọng đã được thảo luận trong quá trình tuyển dụng, bạn cần có cuộc trò chuyện sâu hơn ngay khi nhân viên mới bắt đầu để đảm bảo rằng họ sẽ không gặp phải bất kỳ quan niệm sai lầm nào về những gì họ cần làm để thành công.
Xem thêm:
- Giữ chân người giỏi
- Vì sao nhân viên thành công, rồi thất bại và ra đi?
- Trả lời những câu hỏi của nhân viên
“Dạy” cách ghi điểm thành tích nhanh chóng cho nhân viên mới
Đat được những thành công sớm là một “liều thuốc” mạnh mẽ để thúc đẩy sự tự tin của nhân viên mới. Họ thường muốn chứng minh rằng mình có thể làm tốt tất cả công việc và thường “sa vào cái bẫy” đảm nhận quá nhiều công việc, dẫn đến hiệu suất công việc cũng như thành tích công việc thường không được khả quan.
Vì vậy, công việc của người quản lý lúc này là giúp các nhân viên mới luôn tập trung vào công việc thiết yếu mà họ nên ưu tiên bằng cách chỉ ra những hướng đi, giải pháp mà giúp họ sẽ đạt được những tiến bộ nhanh chóng cho những mục tiêu. Mục đích của việc này không những “dạy họ” cách ghi điểm thành tích phù hợp với văn hóa tổ chức mà còn hướng cho họ có được những thành công theo cách đúng đắn.
Hướng dẫn nhân viên mới không đơn giản chỉ là hỗ trợ trong những ngày đầu làm việc
Cuối cùng, việc hướng dẫn nhân viên mới trong những ngày đầu làm việc không chỉ là hỗ trợ họ những ngày đầu còn sau đó lại “để họ tự bơi”. Bởi nhân viên mới cần phải có thời gian để trở nên hòa nhập hoàn toàn và có thể tư mình làm việc và hoàn thành công việc 100%. Do đó, các quản lý hoặc lãnh đạo nên tiếp tục quản lý và thường xuyên kết nối nhân viên mới vởi tổ chức cho tới khi họ hòa nhập. Bên cạnh đó, các lãnh đạo cũng như quản lý nên can thiệp khi mà nhân viên mới gặp khó khăn. Thông thường khi nhân viên gặp rắc rối, quản lý thường để họ tự tìm hướng giải quyết khó khăn trong công việc cũng như các mối quan hệ trong công ty. Nhưng đó lại là một sai lầm nghiêm trọng mà các lãnh đạo thường mắc phải khi đánh giá nhân sự. Nếu nhân viên không tìm được biện pháp giải quyết, họ sẽ mãi ở trong vòng luẩn quẩn không lối thoát, không thể trèo ra.
Việc hướng dẫn nhân viên mới trong những ngày đầu nhận việc không chỉ giúp họ tự tin hơn, hòa nhập nhanh với doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu suất làm việc cao cũng như những nhân viên tận tụy với doanh nghiệp. Các nhân viên mới thường đến từ những tổ chức, công ty, nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, quản lý cần có những hướng đi cũng như giải pháp đúng đắn giúp họ làm việc hiệu quả cũng như tăng tốc hơn và đánh giá nhân sự đúng đắn hơn, bởi vì nhân sự là chìa khóa dẫn đến thành công của doanh nghiệp.
L & A tổng hợp