Những nhà quản lý nhân sự luôn cố gắng thúc đẩy hiệu suất làm việc cho nhân viên và cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, họ rất quan tâm đến các phương pháp đánh giá nhân sự tối ưu hiệu quả cho tổ chức. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để đánh giá năng suất làm việc, nhưng phương pháp nào được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất? Cùng L & A tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm đánh giá nhân viên
Đánh giá nhân viên hay còn gọi là đánh giá nhân sự là công việc của các nhà quản lý, các lãnh đạo, bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp với mục đích theo dõi, giám sát, kiểm tra nhân viên về nhiều khía cạnh như: cách ứng xử, thái độ khi làm việc, kiến thức, mối quan hệ giữa các nhân viên, hiệu quả thực hiện công việc, hiệu suất làm việc, kết quả,… Việc đánh giá cho biết các giá trị trị tiềm ẩn bên trong con người cũng như các giá trị bên ngoài.
Tùy vào mỗi doanh nghiệp, việc đánh giá năng suất (hiệu quả) công việc của nhân viên có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm để đưa ra kết quả đánh giá năng lực chính xác dựa trên phương pháp đối sánh với các mục tiêu đã đặt ra trước đó.
Kết quả sau khi đánh giá sẽ khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Dựa vào kết quả, các doanh nghiệp sẽ biết chính xác năng lực nhân viên và nhân viên sẽ được phản hồi chi tiết về các kết quả, các kỹ năng cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu và hướng phát triển của họ trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu như nhân viên có năng lực làm việc tốt, thì việc đặt họ đúng vị trí làm việc và cung cấp cho họ những điều kiện môi trường làm việc tốt thì họ sẽ tạo ra năng suất làm việc cao, đem đến những giá trị tuyệt vời cho tổ chức.

Đồng thời kết quả đánh giá cũng có thể được xem là một trong những tiêu chí để xét duyệt thăng chức, tăng lương và các phúc lợi khác. Và ngược lại, nếu kết quả đánh giá không tốt, các nhà quản lý cần xem xét lại họ có nên tiếp tục làm việc không, và đề ra giải pháp để họ phát triển nếu tiếp tục thực hiện công việc.
2. Tại sao nên sử dụng các phương pháp đánh giá nhân sự?
2.1. Phương pháp đánh giá nhân sự là gì?
Phương pháp đánh giá nhân sự hay phương pháp đánh giá hiệu suất, năng lực của nhân viên là quá trình đánh giá trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích kiểm tra các kỹ năng, thái độ, kiến thức, từ đó cải thiện hiệu quả công việc, thành công của họ. Nó thường biểu hiện ở nơi làm việc là quá trình diễn ra hàng tháng, hàng quý, hàng năm liên quan đến việc đánh giá hiệu suất và năng suất của mỗi nhân viên so với các mục tiêu đã được đặt ra, thiết lập cho năm hay quý. Nhờ vào các đánh giá, các nhà quản lý sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, từ đó thiết lập lộ trình phát triển phù hợp.
2.2. Tại sao nên áp dụng phương pháp đánh giá nhân sự?
Hiện nay các phương pháp đánh giá năng lực cho nhân viên đều đã được nghiên cứu, thử nghiệm trong thực tế và được các doanh nghiệp ưa chuộng, áp dụng vì tính hiệu quả cao của nó.Các nhà quản lý, các lãnh đạo sẽ tìm ra được những điểm chính, điểm cốt lõi sau quá trình đánh giá này. Vì thế, có thể nói rằng phương pháp đánh giá nhân sự chính là công cụ đắc lực, cầu nối hữu hiệu giữa mối quan hệ nhân viên với doanh nghiệp.
Xem thêm Phương pháp đánh giá và chọn lựa nhân sự cấp cao
Nhiều công ty đã phải chịu hậu quả nặng nề khi thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức đánh giá hiệu quả công việc cho nhân viên một cách chặt chẽ, khoa học. Nhiều doanh nghiệp, các quản lý, lãnh đạo nghỉ việc khiến cho nhân viên rơi vào trạng thái cảm xúc hoang mang không biết phải làm gì. Một số nơi khác thì bị mất khách hàng, dẫn đến doanh thu của công ty giảm do nhân viên làm việc không hiệu quả, chất lượng phục vụ khách hàng thấp khiến khách không hài lòng.
Do đó, có một phương pháp đánh giá nhân sự làm việc hiệu quả có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhờ vào đánh giá năng lực nhân sự có thể khiến cho việc phân bổ trở nên dễ dàng và phát huy khả năng một cách hiệu quả nhất, duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn. Việc áp dụng các phương pháp đánh giá năng lực cũng sẽ giảm đáng kể chi phí và thời gian trong việc đào tạo nhân viên.
Quy trình đánh giá năng lực làm việc còn có thể giúp nhân viên xác định liệu có được tăng lương hay thăng chức hay không. Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá cũng giúp cho nhân viên cải thiện, phát triển công việc, tìm được hướng đi thích hợp. Dựa trên những phản hồi sau đánh giá, đó sẽ là cơ hội để tổ chức ghi nhận thành tích của nhân viên.

Mục đích của phương pháp đánh giá nhân sự có hai mặt:
- Giúp tổ chức xác định được những giá trị, năng suất, kết quả mà nhân viên đóng góp.
- Giúp nhân viên có cơ hội phát triển trong vai trò của chính họ.
ĐỐI VỚI TỔ CHỨC:
Các phương pháp đánh giá nhân sự có thể tạo ra sự khác biệt trong cách vận hành và hoạt động của tổ chức này với tổ chức khác. Quy trình đánh giá cung cấp những thông tin chi tiết về những đóng góp của nhân viên và cho phép các tổ chức:
- Xác định nơi quản lý để có thể cải thiện hiệu quả điều kiện làm việc giúp tăng năng suất và chất lượng công việc trong tổ chức.
- Giải quyết các vấn đề về hành vi trước khi chúng ảnh hưởng đến năng suất của bộ phận nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung.
- Khuyến khích nhân viên đóng góp nhiều hơn bằng cách công nhận tài năng và kỹ năng của họ, khích lệ, động viên họ thông qua các hình thức khác nhau để gia tăng động lực làm việc.
- Hỗ trợ nhân viên phát triển kỹ năng và nghề nghiệp để họ có môi trường phát huy hết năng lực làm việc.
- Cải thiện việc ra quyết định chiến lược trong các tình huống yêu cầu sa thải, lập kế hoạch kế nhiệm hoặc lấp đầy các vai trò mở trong nội bộ nếu thật sự cần thiết.
Xem thêm 7 câu hỏi giúp bạn tự đánh giá hiệu quả công việc chính xác nhất
ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN:
Đánh giá năng lực, hiệu suất công việc của nhân viên nhằm mục đích tạo ra kết quả tích cực cho nhân viên. Những phản hồi, những hiểu biết sâu sắc được thu thập lại sau quá trình đánh giá bằng các phương pháp sẽ giúp nhân viên có những lợi ích sau đây:
- Công nhận, ghi nhận những thành tích vào đóng góp của một nhân viên.
- Giúp nhân viên có cơ hội nhận ra khả năng thăng tiến hoặc các nhận thức về tiền thưởng, khen thưởng để tạo động lực làm việc cho nhân viên.
- Xác định và hỗ trợ nhu cầu đào tạo hoặc giáo dục bổ sung để phát triển nghề nghiệp nếu kỹ năng, kiến thức của họ còn chưa vững, tạo điều kiện để họ có thể gia tăng hiệu suất làm việc.
- Xác định các lĩnh vực cụ thể mà các kỹ năng có thể được cải thiện. Các chuyên gia sẽ giải thích các kết quả từ đó các nhà quản trị sẽ thấy được mỗi nhân viên cần cải thiện những kỹ năng nào và tiếp tục phát huy lĩnh vực nào.
- Tạo động lực cho nhân viên và giúp họ cảm thấy được tham gia và đầu tư vào sự phát triển nghề nghiệp của họ, bên cạnh đó cũng giúp họ xác định rõ lộ trình, con đường sự nghiệp của họ trong tương lai.
- Thảo luận cởi mở về các mục tiêu dài hạn của nhân viên.

3. Các phương pháp đánh giá nhân sự hiện nay
Có nhiều phương pháp đánh giá năng lực, tùy theo nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp và tình trạng hiện tại sẽ chọn 1 hoặc nhiều phương pháp:
- Trung tâm đánh giá năng lực (Assessment center): Đây là phương pháp kết hợp sử dụng nhiều công cụ đánh giá cùng lúc, mô phỏng các tình huống xảy ra thực tế để người được đánh giá thể hiện đúng hành vi vốn có của họ, giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát, thực tế, đưa ra các biện pháp đề phòng. Nó không chỉ đánh giá hiệu suất của một cá nhân riêng lẻ mà còn có thể dự đoán được hiệu suất công việc trong tương lai.
- BARS – Behavioural Anchored Rating Scales: Xác định cấp độ năng lực thông qua việc so sánh hành vi của họ với các hành vi ở cùng cấp độ năng lực được neo sẵn trong từ điển năng lực. Ưu điểm của phuong wphaps này là các tiêu chuẩn được thiết lập một cách rõ ràng, các phản hồi, phân tích chính xác, loại bỏ được các yếu tố không cần thiết và đảm bảo tính công bằng, khách quan khi đánh giá.
- BOS – Behavioural Observation Scale: Dùng thang ghi nhận các cấp độ quan sát hành vi và nhận diện những hành vi ổn định, lặp lại nhiều nhất để xác định cấp độ năng lực.
- CBI – Competency Based Interview: Phương pháp này sẽ đặt câu hỏi phỏng vấn & ghi nhận thông tin phỏng vấn dựa trên cấu trúc STAR để xác định được mức năng lực của ứng viên được phỏng vấn
- Phản hồi 360 độ: Kết hợp phương pháp BOS hoặc dựa vào Từ điển năng lực để thiết kế câu hỏi & ghi nhận phản hồi năng lực của cấp trên, cấp dưới, đồng cấp và bản thân. Từ đó xác định được mức năng lực phù hợp cho từng cấp, từng nhân viên. Phương pháp này đánh giá đa chiều về một nhân viên, nó đã loại bỏ tính thiên vị và cung cấp rõ ràng về năng lực của cá nhân.
- Bài kiểm tra chuyên môn: Các chuyên gia sẽ thiết kế các câu hỏi tình huống thực tế dựa vào mô tả năng lực.
- Bài kiểm tra tư duy, logic, toán học, IQ, EQ, phân tích hành vi/ tính cách: Bài kiểm tra này được xem là công cụ đắc lực để đo lường, phân tích, đưa ra quyết định dựa trên những thông tin có sẵn. Loại bài test này thường sử dụng dịch vụ từ những tổ chức chuyên nghiên cứu, phân tích hành vi đã có kinh nghiệm trong ngành để đưa ra được các kết quả chính xác
Rõ ràng có thể thấy, việc lựa chọn phương pháp đánh giá nhân sự là rất quan trọng trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Các tổ chức nên dựa vào tình hình, đặc điểm của công ty để đưa ra phương pháp sử dụng thích hợp. Hy vọng với những thông tin trên, L & A đã đem đến những kiến thức hữu ích cho người đọc.
Có thể bạn quan tâm: