Chúng ta bắt đầu sự nghiệp giống như việc ươm mầm những hạt giống, rất nhiều tiềm năng, nhưng chúng ta lại không thể cung cấp đủ dưỡng chất và chăm sóc tốt cho nó trong giai đoạn phát triển. Nhưng nếu chúng ta trồng chính mình trong đất tốt (tham gia một công ty tốt và có được một công việc khởi đầu suôn sẻ), được tưới theo thời gian (làm việc cho một ông chủ nhiều năng lực), và được đặt ở một nơi tràn ngập ánh mặt trời (trong một khu vực với nền kinh tế phát triển mạnh) và không có quá nhiều cây khác che mất ánh sáng (trong một lĩnh vực mà nguồn cung cấp lao động không phải là quá cao), thì chúng ta có thể bắt đầu để phát triển thật sự.
Chúng ta nên tập trung xây dựng gốc rễ vững chắc (các kỹ năng, kỹ thuật), hơn là cố gắng để đạt được tầm cao và tán rộng (cho rằng cơ hội sẽ đến với thời gian).
Trong khi chăm sóc cho gốc cây, chúng ta cần đâm rễ (tính cách) thật sâu và rộng – tạo ra một nền tảng ổn định để giữ cho mình kiên cường trong thời gian dài sau đó.

Theo thời gian, khi gốc cây trở nên to lớn hơn – nó sẽ trở thành một thân cây, đỡ những cành cây vươn ra, giữ thăng bằng cho cây mỗi khi gió mạnh.
Cuối cùng, cành cây của chúng ta (kỹ năng lãnh đạo và các mối quan hệ chuyên nghiệp) cũng thật cao và rộng. Chỉ có bầu trời là giới hạn duy nhất.
Nghe thì có vẻ dễ dàng. Vậy sai lầm ở đây là gì?
5 sai lầm chúng ta thường dễ mắc phải
Sự nghiệp của chúng ta, theo cách phân tích giống một cái cây, thì có một vài vấn đề thường gặp trong quá trình phát triển mà có thể làm ta còi cọc hoặc sụp đổ. Hãy cùng khám phá một số trong những cạm bẫy phổ biến nhất dưới đây.
Sai lầm #1: Thăng chức quá nhanh
Nhiều người muốn được thăng chức nhanh nhất có thể, và do đó họ đánh giá sự thành công bằng việc thăng tiến trong công việc. Hậu quả tiêu cực đi kèm với suy nghĩ đó chính là họ không bao giờ có cơ hội để thành thạo các kĩ năng và kiến thức chuyên môn cần cho công việc. Lành nghề không hề giống với việc có kiến thức rộng và nhiều kinh nghiệm. Vấn đề đó là do một người một khi đã được thăng chức lên một bậc cao hơn sẽ không có thời gian và nhu cầu để tìm hiểu thêm về công việc và khó khăn họ gặp phải mà họ đang làm khi còn ở cấp dưới. Và giờ đây, họ trở nên “quá có giá” để làm những công việc tiền tuyến. Hầu hết những người lãnh đạo trong trường hợp đó sẽ trở nên kiêu ngạo, luôn phòng thủ, dễ sa ngã vào vòng xoay quyền lực, chỉ trích đồng nghiệp và tránh ánh mắt Sauron (ám chỉ sự soi mói) hướng vào bản thân và công việc của mình. Về cơ bản, họ sẽ kết thúc nhanh chóng giống như những người làm việc không hiệu quả vì hầu hết thời gian đề dùng để che giấu khuyết điểm. Điều này xảy ra ngay cả với những người giỏi nhất khi họ thăng tiến quá nhanh.
Xem thêm:
- Nghĩ về tiếng tăm
- Đâu là sai lầm sự nghiệp lớn nhất của bạn?
- Tuyển dụng dựa trên văn hóa: Tuyển dụng cho tổ chức, không chỉ là công việc
Sai lầm #2: Thăng tiến quá chậm / Tập trung quá nhiều vào phát triển kĩ năng chuyên môn.
Mắc phải điều này, bạn sẽ trở thành một cây bonsai. Sắc sảo và có thể chịu được sóng gió từ nhiều phía, nhưng cây lại không cao và hùng vĩ. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng lãnh đạo và sử dụng mối quan hệ để mang đến lợi ích trong kinh doanh, khả năng chiêu mộ đồng nghiệp giỏi và hàng tá những kết quả khác liên quan đến con người. Bạn sẽ trở thành một con ong chăm chỉ chỉ quanh quẩn gần cái tổ của mình. Mặc dù vẫn có thể phát triển sự nghiệp được, nhưng điều này ngốn rất nhiều thời gian. Phát triển kĩ năng lãnh đạo và mở rộng mối quan hệ làm ăn là việc phải bắt đầu rất sớm khi bạn đã trở thành một người lao động chính thức và cần nỗ lực không ngừng. Nếu bạn phớt lờ điều này và đợi cho đến 10 đến 15 năm sau mới bắt đầu chú ý đến nó, bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu và cần cả thập kỉ mới theo kịp. Tất nhiên, một số người cảm thấy hài lòng với vị trí của mình trong thời gian dài và có thể phát triển sự nghiệp để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Nhưng nếu vai trò lãnh đạo là mục tiêu dài hạn của bạn thì bạn cần hiểu hơn về các con người xung quanh (đồng nghiệp, cấp dưới, sếp…).

Sai lầm #3: Giữ công việc của bạn trong một lĩnh vực hạn chế
Trở thành chuyên gia là một điều tuyệt vời. Nhưng là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó rất cụ thể thì lại chính là giới hạn cho sự nghiệp. Chuyên gia về đường ống nước và chuyên gia trong việc thay thế vòi nước là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bạn sẽ khó để tiếp thị bản thân về sau này, và khi bạn muốn nghề nghiệp của mình thay đổi (nó sẽ diễn ra một vài lần trong toàn bộ sự nghiệp trong cuộc đời bạn) thì bạn sẽ thấy rằng cái chuyên môn mà phù hợp với bạn lại bị giới hạn bởi những công nghệ mới và những thay đổi về thị trường. Vì thế hãy cho tương lai của mình một cơ hội, hãy thử dấn thân vào nhiều ngành khác nhau càng sớm càng tốt.
Sai lầm #4: Phát triển quá nhiều lĩnh vực chuyên môn. Cái gì cũng biết nhưng lại không chuyên bất kĩ lĩnh vực nào.
Trong gần như tất cả các ngành nghề, điều này đều là vấn đề rất lớn, vì chẳng ai có thể nói rằng mình giỏi trong tất cả các lĩnh vực được. Hầu như các lãnh đạo và giám đốc tuyển dụng đều thích tuyển chuyên gia – giống như một thợ sửa ống nước và một thợ điện so với hai người làm việc chân tay. Hơn nữa, rất khó để cùng giữ hàng tá các mối quan hệ làm ăn trên các lĩnh vực khác nhau. Vì thế hãy chọn ra một sandbox xác định ngay khi bạn bắt đầu phát triển các kỹ năng – bạn muốn trong tương lai mình được biết đến là một người như thế nào. Kỹ năng lãnh đạo, sự nhạy bén trong kinh doanh, kỹ năng giao tiếp và tất cả kĩ năng khác đều nên phát triển xa hơn, nhưng về chuyên môn thì chỉ nên giữ ở một con số nhỏ.
Sai lầm #5: Không mài giũa tính cách
Nếu bạn dối trá, đạo đức giả, hay chỉ là một thằng trưởng giả học làm sang, thì dù bạn có giỏi đến đâu, bạn có nhiều mối quan hệ đến đâu cũng không giúp được gì. Bạn cuối cùng cũng sẽ thất bại. Nếu bạn có những khiếm khuyết về tính cách, thì chúng nên dần được cải thiện trước khi bạn xây dựng sự nghiệp cho mình. Nếu bạn nhận được phản hồi về những tính cách không tốt, hãy cải thiện ngay lập tức chứ đừng phớt lờ và giữ cái tôi của mình khư khư.

Tóm lại,
Cách bạn phát triển sự nghiệp như thế nào rất quan trọng, bất kể bạn đang đứng ở đâu trong cuộc sống. Nó là một sự cân bằng – nhận thêm trách nhiệm khi bạn đã sẵn sàng, nhưng đừng giữ quá lâu. Phát triển một số kỹ thuật chuyên sâu, nhưng không phải trong rất nhiều lĩnh vực để rồi thật khó để trả lời câu hỏi, “Thế bạn làm những gì cho công việc?”
Những sai lầm trên không phải là vấn đề của một tuần, mà là mối quan tâm lâu dài. Hãy nằm lòng những sai lầm ở trên để biết được khi nào bạn nên thay đổi hành trình của mình.
Bạn nói gì về nó? Sai lầm về sự nghiệp nào mà bạn đã mắc phải hoặc thấy người khác mắc phải, bạn sẽ lấy đó làm gương để mà tránh. Hãy chia sẻ suy nghĩ của mình trong phần bình luận bên dưới để mọi người đều được học hỏi kinh nghiệm của nhau nhé.
Cung cấp bởi Le & Associates.